CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 109/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2013 |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn,
1. Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
2. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí, hóa đơn được quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ thì áp dụng quy định tại các Nghị định đó để xử phạt.
Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn bao gồm:
a) Phạt cảnh cáo, áp dụng đối với hành vi vi phạm không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hành vi vi phạm lần đầu;
b) Phạt tiền, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá là 150.000.000 đồng; trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí, hóa đơn là 50.000.000 đồng;
c) Tước Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
d) Tước Thẻ thẩm định viên về giá; đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; đình chỉ hoạt động đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá; đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử; đình chỉ in hóa đơn;
đ) Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá số tiền do sử dụng không đúng Quỹ bình ổn giá; nộp ngân sách nhà nước số tiền có được do hành vi vi phạm; trả lại khách hàng số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra; dừng thực hiện mức giá bán hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân quy định; cải chính thông tin sai lệch; tiêu hủy hoặc tịch thu tiêu hủy ấn phẩm có nội dung thông tin sai phạm; hủy kết quả thẩm định giá; hủy chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá; hoàn trả tiền phí, lệ phí cho người nộp; hủy các hóa đơn; thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định.
2. Hình thức xử phạt quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này được áp dụng là hình thức xử phạt chính.
3. Hình thức xử phạt quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều này được áp dụng là hình thức xử phạt bổ sung.
4. Các biện pháp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này được áp dụng là biện pháp khắc phục hậu quả.
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Mức phạt tiền quy định từ Điều 5 đến Điều 17, Điều 20, từ Điều 22 đến Điều 32 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân.
b) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm từ Điều 33 đến Điều 40 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức.
c) Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm khác được quy định trong từng điều, khoản cụ thể tại Nghị định này.
6. Khi phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về giá, phí, lệ phí, hóa đơn, mức phạt cụ thể đối với một hành vi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu cộng mức tối đa.
Trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt. Mức trung bình tăng thêm được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối đa và mức trung bình. Mức trung bình giảm bớt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức trung bình.
Trường hợp có từ hai tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức tối đa của khung phạt tiền. Trường hợp có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt.
Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì bù trừ theo nguyên tắc một tình tiết tăng nặng trừ cho một tình tiết giảm nhẹ.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm; trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí là 02 năm.
2. Đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ GIÁ
Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm báo cáo trong thời hạn dưới 05 ngày làm việc so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác bình ổn giá.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chậm báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn từ 05 ngày làm việc đến 10 ngày làm việc.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chậm báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều này quá 10 ngày làm việc.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trích lập không đúng hoặc sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật về giá.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không trích lập Quỹ bình ổn giá.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do sử dụng không đúng Quỹ bình ổn giá theo quy định tại Khoản 6 Điều này;
b) Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do trích lập không đúng hoặc không trích lập Quỹ bình ổn giá theo quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này.
Điều 6. Hành vi vi phạm chính sách trợ giá, trợ cước
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai man, khai khống hồ sơ thanh toán để nhận tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước; hành vi sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng được sử dụng tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do khai man, khai khống hồ sơ thanh toán tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền do không sử dụng đúng mục đích, đối tượng được sử dụng tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước.
Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về hiệp thương giá
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về giá tạm thời trong hiệp thương giá đã được cơ quan tổ chức hiệp thương giá quyết định:
a) Từ chối mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo giá tạm thời trong hiệp thương giá;
b) Đã thống nhất được giá và thực hiện theo giá thống nhất nhưng không báo cáo với cơ quan tổ chức hiệp thương theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hiệp thương giá theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 8. Hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định, trừ các hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, trong trường hợp khó hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ không đúng với hướng dẫn về phương pháp định giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo giá mua thóc gạo xuất khẩu, gian lận trong việc khai báo giá xuất khẩu gạo; không báo cáo hoặc báo cáo không đúng lượng hàng hóa tồn kho dự trữ lưu thông của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu gạo thấp hơn giá sàn gạo xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc quy định.
Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai giá sai so với mẫu văn bản kê khai giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng các mức giá để đăng ký giá sai so với hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc dừng thực hiện mức giá bán hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân quy định khi đăng ký giá không đúng với hướng dẫn về phương pháp tính giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ tiền chênh lệch giá do vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều này do đăng ký giá không đúng với hướng dẫn về phương pháp định giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tại Khoản 1 Điều này vi phạm từ lần thứ hai trở lên.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 13. Hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:
a) Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều này.
Điều 14. Hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
2. Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trên phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy hoặc tịch thu tiêu hủy các ấn phẩm có nội dung thông tin sai phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với các hành vi sau:
Điều 16. Hành vi gian lận về giá
Điều 18. Hành vi vi phạm quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá
b) Có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
đ) Doanh nghiệp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;
e) Doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, tạm ngừng, tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
g) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Sửa chữa, thay đổi nội dung hồ sơ thẩm định giá đang được lưu;
c) Không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo quản, khai thác hồ sơ thẩm định giá.
7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá;
c) Không áp dụng đủ các phương pháp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo, thuê, mượn Thẻ thẩm định viên về giá;
d) Không lưu trữ hồ sơ thẩm định giá theo thời hạn quy định của pháp luật.
9. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
14. Hình thức xử phạt bổ sung:
Trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ 02 tháng tại Điểm b Khoản 14 Điều này và không khắc phục được vi phạm trong thời gian bị đình chỉ thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Điều 40 của Luật giá.
Điều 19. Hành vi vi phạm quy định đối với thẩm định viên về giá
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Không áp dụng đủ các phương pháp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo, cho thuê, cho mượn Thẻ thẩm định viên về giá;
c) Hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điều 21. Hành vi vi phạm đối với tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá có một trong các hành vi:
a) Chậm gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật sau 05 ngày làm việc kể từ ngày quy định hoặc thời hạn xác định phải gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tổ chức khóa đào tạo;
b) Chậm bổ sung các tài liệu còn thiếu liên quan đến việc tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Tài chính sau 05 ngày làm việc kể từ hạn nộp bổ sung tài liệu theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Tài chính hoặc kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Tài chính theo dấu bưu điện;
c) Chậm gửi báo cáo kết quả tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá đến Bộ Tài chính sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá hoặc ngày khác theo quy định của pháp luật;
d) Không thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá của học viên trên Phiếu đánh giá chất lượng khóa học.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá có một trong các hành vi sau:
a) Không gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật trong vòng 30 ngày kể từ hạn cuối hoặc ngày phải gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tổ chức khóa đào tạo cho cơ quan có thẩm quyền;
b) Không bổ sung các tài liệu còn thiếu liên quan đến việc tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Tài chính sau 15 ngày làm việc kể từ hạn nộp bổ sung tài liệu theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Tài chính hoặc kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Tài chính theo dấu bưu điện;
c) Không gửi báo cáo kết quả tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá đến Bộ Tài chính sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá hoặc ngày khác theo quy định của pháp luật;
d) Vi phạm quy định về lưu giữ hồ sơ liên quan đến các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá có một trong các hành vi sau:
a) Vi phạm quy định về trình tự, nội dung, chương trình và thời gian học;
b) Bố trí giảng viên không đáp ứng điều kiện theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá có một trong các hành vi sau:
a) Cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá cho những người có tham gia khóa học nhưng không đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về thời gian học và kết quả kiểm tra;
b) Cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá cho những người thực tế không tham gia khóa học.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về thẩm định giá cấp sai quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ PHÍ, LỆ PHÍ
Điều 22. Hành vi vi phạm quy định đăng ký, kê khai phí, lệ phí
Điều 23. Hành vi vi phạm quy định công khai chế độ thu phí, lệ phí
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:
1. Không công khai chế độ thu phí, lệ phí theo quy định;
2. Niêm yết hoặc thông báo không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho người nộp phí, lệ phí.
Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan thuế; thời hạn nộp tiền phí, lệ phí.
2. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.
Điều 25. Hành vi vi phạm quy định về mức phí, lệ phí
1. Đối với hành vi thu phí, lệ phí không đúng mức phí, lệ phí theo quy định của pháp luật:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 300.000.000 đồng trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả toàn bộ tiền phí, lệ phí do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho người nộp phí, lệ phí. Trong trường hợp không xác định được người để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do vi phạm pháp luật về mức thu phí, lệ phí.
Điều 26. Hành vi vi phạm quy định về miễn, giảm phí, lệ phí
1. Đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước sai quy định của pháp luật:
Điều 28. Hành vi vi phạm quy định về in chứng từ thu phí, lệ phí
Điều 29. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí
Điều 30. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ lần thứ hai trở đi.
4. Phạt tiền đối với hành vi lập chứng từ khống như sau:
Điều 31. Hành vi vi phạm quy định về quản lý chứng từ thu phí, lệ phí
Điều 32. Hành vi làm mất, cho, bán chứng từ thu phí, lệ phí
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi làm mất các liên của mỗi số chứng từ, trừ liên giao cho người nộp tiền của chứng từ chưa sử dụng, áp dụng trong trường hợp vi phạm lần đầu.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi làm mất các liên của mỗi số chứng từ, trừ liên giao cho người nộp tiền của chứng từ chưa sử dụng, áp dụng trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai trở đi.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm mất liên giao cho người nộp tiền của mỗi số chứng từ chưa sử dụng;
4. Trường hợp cho, bán chứng từ phát hiện đã sử dụng:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có số tiền ghi trong chứng từ dưới 2.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có số tiền ghi trong chứng từ từ 2.000.000 đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến dưới 8.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có số tiền ghi trong chứng từ từ 5.000.000 đồng trở lên.
5. Trường hợp cho, bán chứng từ chưa sử dụng thì xử phạt theo mức quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
Điều 33. Hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ các điều kiện quy định;
Điều 34. Hành vi vi phạm quy định về đặt in hóa đơn
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
b) Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn giả.
Điều 35. Hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
b) Không hủy các sản phẩm in hỏng, in thừa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Nhận in hóa đơn đặt in khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định;
b) Không khai báo việc làm mất hóa đơn trong khi in, trước khi giao cho khách hàng.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi in hóa đơn giả.
Điều 36. Hành vi vi phạm quy định về mua hóa đơn
Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập Thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Không niêm yết Thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định.
Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định;
c) Ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.
Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua
Trường hợp người mua tìm lại được hóa đơn đã mất khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.
Ngoài bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân phải lập và gửi lại cơ quan thuế thông báo, báo cáo đúng quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trong thời hạn quy định nộp thông báo, báo cáo thì không bị phạt tiền.
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 41. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
2. Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này khi đang thi hành công vụ.
b) Công chức khi đang thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý giá, quản lý thị trường, phí, lệ phí, hóa đơn.
Điều 42. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá
1. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến mức cao nhất đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá có thẩm quyền:
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Sở Tài chính có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá quy định tại Nghị định này;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả về giá quy định tại Nghị định này theo quy định hiện hành của pháp luật.
5. Người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 5, Điều 8, Điều 10, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16 và Điều 17 Nghị định này có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của mình.
Điều 43. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 25 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25, Khoản 3 Điều 26, Khoản 2 Điều 27, Khoản 3 Điều 28, Khoản 2 Điều 29, Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25, Khoản 3 Điều 26, Khoản 2 Điều 27, Khoản 3 Điều 28, Khoản 2 Điều 29, Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.
4. Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
5. Đội trưởng Đội Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
6. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.
8. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 25.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực do mình quản lý thì có quyền xử phạt theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 44. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn
1. Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 5 Điều 33, Khoản 6 Điều 34, Khoản 8 Điều 35, Khoản 4 Điều 36, Khoản 3 Điều 37 và Khoản 6 Điều 38 của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 5 Điều 33, Khoản 6 Điều 34, Khoản 8 Điều 35, Khoản 4 Điều 36, Khoản 3 Điều 37 và Khoản 6 Điều 38 của Nghị định này.
5. Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
6. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2013 và thay thế Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí; Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và Chương V Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
2. Các quy định khác về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí, hóa đơn không nêu tại Nghị định được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
1. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |