BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2021/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2021 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 38/2014/TT-BCT NGÀY 24 THÁNG 10 NĂM 2014 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 83/2014/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 9 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 08 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Nghị định số 95/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu.
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 như sau:
"1. Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (Nghị định số 83/2014/NĐ-CP) và Nghị định số 95/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (Nghị định số 95/2021/NĐ-CP).”
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 2 như sau:
a) Sửa đổi khoản 3 và khoản 4 như sau:
“3. Bên bán xăng dầu:
a) Là thương nhân đầu mối hoặc doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy sản xuất xăng dầu (trong trường hợp nhà máy sản xuất không trực tiếp bán xăng dầu thành phẩm) bán cho thương nhân đầu mối khác hoặc cho thương nhân phân phối xăng dầu;
b) Là thương nhân phân phối xăng dầu bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu khác hoặc bán xăng dầu cho đơn vị sản xuất sử dụng xăng dầu trực tiếp.”
“4. Bên mua xăng dầu:
a) Là thương nhân đầu mối mua xăng dầu của thương nhân đầu mối khác;
b) Là thương nhân phân phối xăng dầu mua xăng dầu của các thương nhân đầu mối hoặc của thương nhân phân phối xăng dầu khác;
c) Là đơn vị sử dụng xăng dầu trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất.”
“8. Giá xăng dầu thế giới là giá thành phẩm xăng dầu được giao dịch trên thị trường Singapore của hãng tin S&P Global Platt hoặc hãng tin khác có uy tín và chất lượng tương đương công bố.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Kiểm tra và cấp Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận
1. Thương nhân có nhu cầu cấp mới, cấp bổ sung, sửa đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu; Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu; Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ về Bộ Công Thương, Sở Công Thương qua đường công văn hoặc qua mạng điện tử theo địa chỉ do Bộ Công Thương, Sở Công Thương thông báo trên trang thông tin điện tử.
2. Thủ tục hành chính do Bộ Công Thương thực hiện
a) Đối với thủ tục hành chính cấp mới, cấp bổ sung, sửa đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
b) Đối với thủ tục hành chính cấp mới, cấp bổ sung, sửa đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
c) Đối với thủ tục hành chính cấp mới, cấp bổ sung, sửa đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên) thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
d) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với hồ sơ đề nghị của thương nhân, Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2021/NĐ-CP; Mẫu số 6, Mẫu số 8 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
3. Thủ tục hành chính do Sở Công Thương thực hiện
a) Đối với thủ tục hành chính cấp mới, cấp bổ sung, sửa đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn một (01) tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương) thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
b) Đối với thủ tục hành chính cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
c) Đối với thủ tục hành chính cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
d) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với hồ sơ đề nghị của thương nhân, Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 4, Mẫu số 8, Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.”
4. Bổ sung Điều 6a sau Điều 6 như sau:
“Điều 6a. Điều hành giá xăng dầu
1. Các mặt hàng xăng dầu nhà nước công bố giá cơ sở là những mặt hàng xăng, dầu được tiêu dùng phổ biến trên thị trường gồm xăng sinh học, xăng khoáng, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút. Bộ Công Thương xác định từng mặt hàng xăng, dầu tiêu dùng nhiều nhất thuộc các nhóm mặt hàng xăng sinh học, xăng khoáng, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút để thực hiện công bố giá cơ sở.
2. Báo cáo lượng xăng dầu sản xuất trong nước: Định kỳ, trước ngày 29 của tháng cuối Quý, thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu báo cáo sản lượng bán xăng dầu trong nước theo từng chủng loại theo Mẫu số 7a tại Phụ lục kèm theo Thông tư này trong kỳ từ ngày 21 tháng trước liền kề tháng đầu tiên của Quý đến ngày 20 tháng cuối Quý về Bộ Công Thương để tổng hợp tính toán, xác định tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước và nhập khẩu trong công thức giá cơ sở.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 7 như sau:
“7. Bán buôn xăng dầu cho đơn vị sản xuất, tiêu dùng trực tiếp.
Công ty con của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp được thực hiện các công việc theo nội dung ủy quyền của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, bao gồm:
a) Ký hợp đồng bán xăng dầu cho thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu khác và bán xăng dầu cho đơn vị sản xuất, tiêu dùng trực tiếp;
b) Ký hợp đồng bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu;
c) Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu;
d) Ký hợp đồng giao đại lý.”
“Điều 11a. Thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ
1. Thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ là thiết bị bao gồm đồng hồ đo xăng dầu và thùng chứa xăng, dầu có sức chứa tĩnh tại nhiệt độ thực tế không quá 200 lít/thiết bị.
2. Địa bàn được phép hoạt động của thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ là những địa bàn thuộc các huyện theo danh mục kèm theo Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định này.”
“Điều 12. Đăng ký hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu hàng năm
1. Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu gửi một (01) bộ hồ sơ đăng ký hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu của năm kế tiếp theo quy định tại khoản 25 Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP về Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước).
2. Trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của thương nhân, căn cứ nhu cầu xăng dầu của nền kinh tế quốc dân và đăng ký của thương nhân, Bộ Công Thương giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu phục vụ tiêu thụ nội địa cả năm theo cơ cấu chủng loại cho từng thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
3. Trường hợp không phân giao hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu, thương nhân gửi công văn về Bộ Công Thương trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.
5. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo tiến độ nhập khẩu hoặc mua xăng dầu trong nước theo quy định hoặc theo văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương trong trường hợp Bộ Công Thương có văn bản hướng dẫn cụ thể tiến độ nhập khẩu hoặc mua xăng dầu trong nước để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước.”
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 13 như sau:
“4. Việc xuất khẩu xăng dầu của thương nhân sản xuất xăng dầu thực hiện theo kế hoạch (hoặc kế hoạch điều chỉnh) đã được Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) xác nhận theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.”
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 14 như sau:
“3. Thời gian xăng dầu kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu giữ tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương hoặc các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.”
“4. Thương nhân được phép tạm nhập xăng dầu và nguyên liệu theo lô lớn và tái xuất nguyên lô hoặc theo từng lô nhỏ từ các kho chứa nội địa của thương nhân theo đúng số lượng và chủng loại đã tạm nhập trừ đi lượng hao hụt không cao hơn lượng hao hụt theo định mức trong quá trình tiếp nhận và tồn chứa.”
10. Bổ sung điểm c khoản 3 Điều 16 như sau:
“c) Trường hợp thương nhân sản xuất xăng dầu gặp sự cố bất khả kháng dẫn tới gián đoạn hoạt động sản xuất, không bảo đảm được việc giao hàng cho thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo các hợp đồng đã ký, thương nhân sản xuất xăng dầu hoặc doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm của nhà máy sản xuất xăng dầu (trong trường hợp nhà máy sản xuất không trực tiếp bán xăng dầu thành phẩm) được nhập khẩu xăng dầu thành phẩm để bảo đảm thực hiện các hợp đồng bán xăng dầu đã ký sau khi đăng ký với Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) theo thủ tục quy định tại điểm b khoản này.”
Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số nội dung sau
1. Thay thế một số cụm từ tại Thông tư số 38/2014/NĐ-CP như sau:
a) Thay thế cụm từ “thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu” bằng cụm từ “thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu”.
b) Thay thế cụm từ “Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu” bằng cụm từ “Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.”.
c) Thay thế cụm từ “thương nhân sản xuất xăng dầu” bằng cụm từ “thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu”.
a) Bãi bỏ khoản 2 Điều 3 và khoản 10 Điều 7 của Thông tư số 38/2014/TT-BCT.
b) Bãi bỏ Điều 1 của Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh đánh giá sự phù hợp, xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2022.
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
Việc đăng ký hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu bắt đầu thực hiện từ tháng 11 năm 2022 để đăng ký cho năm 2023.
1. Các thương nhân sản xuất, kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm theo dõi, nắm bắt và tổng hợp số liệu thực tế tại đơn vị, báo cáo về Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) các nội dung theo đúng quy định tại Thông tư số 38/2014/TT-BCT và Thông tư này. Các báo cáo được gửi đến Bộ Công Thương bằng văn bản và qua hệ thống thư điện tử theo địa chỉ : xangdau@moit.gov.vn.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
BÁO CÁO SẢN LƯỢNG XĂNG DẦU XUẤT BÁN CỦA NHÀ MÁY LỌC DẦU
Kỳ phát sinh: Quý ..../năm .....
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2021)
STT |
Tên hàng hóa |
Đơn vị tính |
Sản lượng thực tế xuất bán |
Tổng |
|
Bán trong nước |
Xuất khẩu |
|
|||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|