THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HOÀNG GIA CAMPUCHIA
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia (sau đây gọi tắt là các Bên ký kết);
Căn cứ Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký ngày 01 tháng 6 năm 1998 tại Hà Nội (sau đây gọi tắt là “Hiệp định”), đã thỏa thuận như sau:
MỤC I ĐĂNG KÝ VÀ LOẠI XE CƠ GIỚI
Xe cơ giới và các xe sơ mi rơ mooc sử dụng trong giao thông qua lại biện giới giữa hai nước sẽ được đăng ký tại nước mình phù hợp với các quy định trong nghị định thư này.
Sử dụng chữ số và ngôn ngữ trong ký hiệu nhận dạng xe, giấy đăng ký và biển số xe, những thông tin chi tiết được ghi bằng tiếng Anh (bằng chữ viết hoa hoặc chữ thường) và chữ số Ả rập. Việc sử dụng Tiếng Anh và các chữ số Ả rập không có nghĩa là cấm sử dụng đồng thời ngôn ngữ và các ký tự quốc gia.
Điều 3. Ký hiệu nhận dạng
Mọi xe cơ giới tham gia giao thông qua lại biên giới sẽ mang các ký hiệu nhận dạng sau:
Tên hoặc nhãn hiệu của nhà sản xuất phương tiện
Số hiệu sản phẩm hoặc số xe của nhà sản xuất trên khung hoặc trong trường hợp không có khung thì trên thân xe; và
Số hiệu động cơ, nếu số đó được nhà sản xuất ghi trên động cơ, (không áp dụng đối với xe sơ mi rơ mooc).
Các ký hiệu nhận dạng được đặt ở vị trí dễ tiếp cận và dễ đọc. Ngoài ra, các ký hiệu đó phải được bố trí sao cho chúng không bị sửa chữa hay tháo gỡ một cách dễ dàng.
1. Mỗi xe cơ giới khi tham gia giao thông qua lại biên giới phải có Giấy đăng ký xe hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Nước có phương tiện cấp
2. Giấy đăng ký phải có các mục sau:
a. Thông tin cơ bản:
- Tiêu đề: Giấy đăng ký xe
- Tên: (và biểu trưng – logo) của cơ quan cấp
- Địa chỉ liên lạc của cơ quan cấp
- Nước (cũng được thể hiện qua Ký hiệu phân biệt) của cơ quan cấp
- Chứng thực ký tên, đóng dấu
- Ngày cấp giấy đăng ký xe
b. Các chi tiết đăng ký
- Biển đăng ký hoặc số đăng ký
- Ký hiệu phân biệt quốc gia của nước đăng ký
- Ngày đăng lý lần đầu
- Thời gian hiệu lực nếu không phải là giấy đăng ký vô thời hạn
c. Đặc điểm của chủ sở hữu - người giữ Giấy chứng nhận:
- Họ và tên đầy đủ
- Địa chỉ
d. Các chi tiết và phương tiện
d.1. Loại phương tiện: xe tải, xe buýt, xe chở khách, …
d.2. Thân xe;
- Tên/ nhãn hiệu của nhà sản xuất
- Kiểu /mã hiệu (nếu có)
- Màu sắc (ký hiệu RAL)
- Năm sản xuất xe (nếu có)
- Số khung
- Số trục
- Trọng lượng rỗng (trọng lượng xe) (đối với xe tải hoặc xe buýt)
- Tải trọng (đối với xe tải) hoặc số ghế (đối với xe buýt)
Ghi chú: Trọng lượng rỗng và tải trọng sẽ được in bằng sơn trên thân xe (nhưng không bắt buộc)
d.3. Động cơ
- Tên động cơ (nếu khác với thân xe)
- Số xi lanh
- Công suất
- Mã lực
- Số se ri
Mọi xe cơ giới tham gia giao thông qua lại biên giới phải biểu thị số đăng ký trên biển số phẳng đặt thẳng đứng gắn cố định tại phía trước và phía sau xe và vuông góc với mặt cắt dọc giữa xe, có thể đọc được từ khoảng cách 30 -40 mét. Bề mặt của biển số có thể bằng chất liệu phản quang. Xe sơ-mi rơ-mooc tối thiểu phải đặt biển đăng ký ở phía sau.
Điều 6. Ký hiệu phân biệt quốc gia
1. Mỗi xe cơ giới tham gia giao thông qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải đặt tại phía sau một ký hiệu phân biệt của quốc gia nơi xe đăng ký.
Ký hiệu phân biệt, quốc gia sẽ bao gồm từ 1 đến 3 ký tự chữ hoa La tinh, chữ có chiều cao tối thiểu là 0,08 mét và nét chữ có chiều rộng tối thiểu là 0,01 mét. Các chữ sẽ được sơn màu đen trên nền trắng trong hình elip với trục chính nằm ngang.
2. Ký hiệu phân biệt không được đưa vào biển đăng ký hoặc được gắn vào theo cách thức mà có thể gây ra nhầm lẫn với số đăng ký hoặc khó nhận biết.
a. Cách thức gắn ký hiệu phân biệt phải tuân theo các quy tắc áp dụng như đối với biển đăng ký.
b. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của từng nước như sau:
Campuchia: KH
Việt nam: VN
Mỗi Bên ký kết công nhận biển đăng ký xe, giấy đăng ký xe, chứng nhận kiểm định xe và hoặc dấu (tem) kiểm định, Giấy phép lái xe và giấy phép liên vận do cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia ban hành.
MỤC II CÁC ĐIỀU KIỆN, YÊU CẦU ĐỐI VỚI XE CƠ GIỚI
Điều 8. Loại và số lượng xe cơ giới Các Bên ký kết thống nhất rằng xe cơ giới được phép tham gia giao thông qua lại biên giới (thương mại và phi thương mại) gồm những loại sau:
1. Xe thương mại: là những xe tham gia vận chuyển người và hàng hóa để lấy tiền công.
2. Xe phi thương mại: là những xe ngoài xe thương mại
3. Trong giai đoạn mười hai (12) tháng đầu, các Bên ký kết thỏa thuận rằng: số lượng xe thương mại được phép hoạt động giao thông qua lại biên giới sẽ không quá 40 xe cho mỗi nước. Sau này, số lượng xe sẽ được các Bên ký kết bàn bạc đã thỏa thuận theo từng giai đoạn.
4. Trong giai đoạn đầu, chỉ những xe phi thương mại sau đây được phép vận tải qua biên giới là xe công vụ chính thức hoặc đặc biệt, cụ thể xe ngoại giao, xe thuộc sở hữu của tổ chức quốc tế, xe chính phủ, xe làm nhiệm vụ chính thức của Chính phủ, xe do doanh nhân ngoại quốc lái, xe cứu hỏa và xe cứu thương.
Sau này, vào một thời điểm được hai Bên ký kết cũng xác định, các Bên ký kết sẽ thỏa thuận cho phép những loại xe phi thương mại khác tham gia giao thông qua lại biên giới phù hợp với các điều kiện hai Bên cùng thỏa thuận.
Điều 9. Các yêu cầu kỹ thuật của xe
Các xe vận tải quá cảnh đường bộ và phương tiện vận tải qua lại biên giới được áp dụng trong Nghị định thư này sẽ không được phép tham gia giao thông qua lại biên giới, nếu không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật sau:
1. Kích thước tối đa của xe cụ thể như sau:
a. Chiều dài tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ đính A và B
b. Chiều rộng tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ đính C
c. Độ cao giới hạn tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ đính D
d. Phần nhô ra tối đa ở phía sau xe quy định chi tiết tại Phụ đính E
2. Trọng tải xe tối đa cho phép phải tuân thủ theo các quy định luật pháp của Nước sở tại, do các cơ quan có thẩm quyền tương ứng của hai nước quy định.
3. Các tiêu chuẩn về khí thải như sau:
Khí thải từ các xe (khói) 50% (opacity hoặc Đơn vị Bosch) hoặc 50% HSU; và
4. Các yêu cầu liên quan khác, cụ thể:
Hiệu suất của phanh: 50% của trọng lượng trục, biên độ trượt ngang: dương (+) hoặc âm (-) 5m/km.
Điều 10. Các yêu cầu kỹ thuật đối với thùng xe và các Con-ten-nơ
Xe và các con-ten-nơ sử dụng cho việc vận chuyển hàng hóa qua lại biên giới sẽ được đóng và trang bị theo cách thức để:
a. Ngăn chặn việc buôn lậu hàng hóa bằng cách bí mật thay đổi, tháo bỏ hoặc đưa vào thùng xe mà không để lại dấu vết rõ ràng của việc giả mạo hàng không làm hỏng niêm phong Hải quan;
b. Không có các khoảng trống có thể che dấu hàng hóa;
c. Tất cả, các khoảng trống để chứa hàng đều phải thuận tiện cho việc kiểm tra Hải quan.
Điều 11. Yêu cầu về giấy tờ
1. Các giấy tờ sau đây sẽ phải luôn luôn mang trên xe vận tải đường bộ khi ở trên lãnh thổ của Bên ký kết liên quan mà xe vận tải đường bộ này đi qua:
a. Đối với xe vận chuyển hành khách:
- Giấy đăng ký xe cơ giới
- Chứng nhận kiểm định xe cơ giới
- Giấy phép liên vận
- Danh sách hành khách có xác nhận của bến xe
- Giấy bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc với bên thứ ba còn giá trị
- Giấy bảo hiểm hành khách còn giá trị
- Tờ khai hải quan nhập, xuất xe qua trạm kiểm soát biên giới
b. Đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa
- Giấy đăng ký xe cơ giới
- Chứng nhận kiểm định xe cơ giới
- Giấy phép liên vận
- Phiếu gửi hàng
- Tờ khai hải quan đối với hàng hóa
- Giấy bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc với bên thứ 3 còn giá trị
- Tờ khai hải quan đối với nhập, xuất xe qua trạm kiểm soát biên giới
c. Đối với phương tiện khác
- Giấy đăng ký xe cơ giới
- Chứng nhận kiểm định xe cơ giới
- Giấy phép liên vận
- Giấy Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc với bên thứ ba còn giá trị
- Tờ khai hải quan nhập, xuất xe qua trạm kiểm soát biên giới
2. Những giấy tờ sau sẽ được người dân của một nước khi đi vào lãnh thổ của Nước kia mang theo:
a.Đối với lái xe:
- Giấy phép lái xe quốc gia (hoặc quốc tế) còn giá trị
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương hộ chiếu do Nước mình cấp, và thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Nước sở tại cấp, theo yêu cầu;
b. Đối với hành khách (du khách)
Hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương hộ chiếu do Nước mình cấp và thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Nước sở tại cấp, theo yêu cầu.
c. Toàn bộ giấy tờ được nêu trên, cùng bản dịch có chứng thực của Nước mình khi ở trên lãnh thổ của Nước kia phải được trình cho các cơ quan hải quan Nước kia theo yêu cầu.
Điều 12. Giấy phép liên vận
1. Tất cả những xe trừ xe cứu hỏa và cứu thương đăng ký tại một Bên ký kết như quy định ở Điều 8 của Nghị định thư này, khi tham gia vào vận tải qua biên giới vào lãnh thổ của Bên ký kết kia phải có giấy phép liên vận qua lại biên giới (Giấy phép liên vận) do Nước mình cấp;
2. Cơ quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết cấp giấy phép liên vận cho từng phương tiện vận tải của nước mình theo quy định để thực hiện vận tải hàng hóa và hành khách qua lại giữa hai nước. Đối với phương tiện thương mại, cơ quan cấp phép phải ghi rõ tên các cấp cửa khẩu phạm vi được hoạt động của phương tiện và tuyến đường vận tải được phép sử dụng.
Điều 13. Mẫu giấy phép liên vận
1. Giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia gồm:
- Sổ giấy phép liên vận Viêt Nam – Campuchia và
- Phù hiệu gắn trên phương tiện vận tải liên vận Sổ giấy phép liên vận được in thành hai thứ tiếng: Tiếng Anh và Tiếng nước sở tại (tiếng Việt hoặc Khơ – me). Giấy phép và phù hiệu của nước nào thì in tiếng nước đó ở trên và tiếng Anh ở dưới. Mẫu giấy phép liên vận sẽ theo mẫu quy định tại Phụ đính F. Mẫu phù hiệu sẽ theo quy định tại Phụ đính G.
2. Số giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia có hai loại:
a. Loại 1 cấp cho phương tiện vận tải đường bộ qua lại nhiều lần trong thời gian tối đa là 01 năm với mỗi lần nhập lưu lại không quá 30 ngày;
b. Và loại 2 cấp cho phương tiện đi lại một lần với thời hạn không quá 30 ngày.
MỤC III TẠM NHẬP PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI
Điều 14. Các khoản thuế, thuế hải quan, cấm và hạn chế nhập. Mỗi bên ký kết cam kết cho phép tạm nhập vào trong lãnh thổ của mình phương tiện được đăng ký ở Bên ký kết kia mà không phải nộp thuế nhập khẩu và không bị cấm hay bất kỳ hạn chế nào, và sẽ phải tái xuất và tuân thủ các điều kiện khác quy định trong Nghị định thư này.
Điều 15. Mở rộng sang các hạng mục khác
Phụ tùng, đồ nghề, dụng cụ và các vật dụng khác tập hợp thành các thiết bị thông thường của phương tiện và nhiên liệu chứa trong các thùng cung cấp thông thường nguyên gốc là bình chứa, và dầu nhờn với khối lượng cần thiết để sử dụng trong chuyến đi và các thiết bị cần thiết để bảo dưỡng và bộ phận thay thế để sửa chữa cũng được điều chỉnh bằng các quy định tương tự.
Điều 16. Tạm nhập phương tiện cơ giới
Biện pháp tạm thời thống nhất sẽ áp dụng cho tới khi thiết lập được cơ chế bảo lãnh cho xe cộ tạm nhập giữa hai nước là: Các cơ quan có thẩm quyền của hai bên sẽ trao đổi cho nhau một danh sách các phương tiện cơ giới hợp lệ và được hai bên cùng chấp thuận cho qua lại biên giới. Những phương tiện này sẽ được cấp phép tạm nhập vào nước sở tại mà không phải bảo hành.
1. Phương tiện tạm nhập vào lãnh thổ của mỗi bên phải được tái xuất còn nguyên trạng chung, trừ hao mòn và hỏng hóc thông thường, trong phạm vi thời gian cho phép; nếu không có lý do chính đáng phương tiện cơ giới sẽ bị coi như nhập khẩu bất hợp pháp vào Nước sở tại và phải bị xử lý bằng (các) biện pháp phù hợp theo quy định của luật pháp quốc gia và quy định của Nước sở tại.
2. Những phụ tùng chưa sử dụng hoặc bị hư hỏng từ phương tiện tạm nhập phải mang ra khỏi Nước sở tại.
3. Phương tiện tạm nhập đã bị hư hỏng nặng trong một tai nạn sẽ không phải tái xuất, với điều kiện:
a. Đã thanh toán các khoản thuế nhập khẩu và thuế hải quan;
b. Phương tiện được Cơ quan có thẩm quyền Nước sở tại bỏ cấm hoặc chập thuận bởi Cơ quan có thẩm quyền của Nước sở tại;
c. Phương tiện được hủy dưới sự giám sát chính thức của cơ quan có thẩm quyền của Nước sở tại bằng chi phí của người nhập khẩu và bất cứ phụ tùng còn lại thu được phải tái xuất hoặc trả thuế nhập khẩu và thuế hải quan.
4. Người nhập khẩu phương tiện không thể tái xuất kịp thời phương tiện do các hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát của mình, phải đề trình văn bản xin gia hạn thời hạn tái xuất với các cơ quan Hải quan Nước sở tại trước khi hết thời hạn phải tái xuất. Nước sở tại phải cho phép gia hạn nếu thấy việc tái xuất không kịp thời là do hoàn cảnh bất khả kháng.
5. Các phương tiện tạm nhập sẽ được phép lưu trú trong lãnh thổ Nước sở tại trong khoảng thời gian không quá một tháng, và mỗi lần gia hạn không quá 10 ngày.
Điều 18. Bằng chứng của nhập khẩu và tái xuất
Bằng chứng của việc tạm nhập khẩu và tái xuất phương tiện cơ giới đường bộ sẽ được ghi chép lại bằng Tờ khai Hải quan về nhập, xuất phương tiện qua trạm kiểm soát biên giới.
MỤC IV BẢO HIỂM BẮT BUỘC VỚI PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI
Điều 19. Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc đối với phương tiện cơ giới. Tất cả các phương tiện cơ giới đường bộ tham gia vận chuyển hàng hóa hay hành khách qua biên giới phải có bảo hiểm phương tiện cơ giới bắt buộc phù hợp với luật pháp và quy định quốc gia của Nước sở tại.
Tất cả các phương tiện cơ giới tham gia vào vận chuyển hàng hóa và hành khách qua lại biên giới phải tham gia nghĩa vụ bảo hiểm bắt buộc đối với người thứ 3 cho phương tiện cơ giới, theo luật pháp và quy định quốc gia của Nước sở tại tương ứng.
MỤC V VẬN CHUYỂN NGƯỜI QUA LẠI BIÊN GIỚI
Điều 20. Hộ chiếu có giá trị và giấy tờ đi lại tương đương hộ chiếu
1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế tương đương hộ chiếu và thị thực cho người qua lại biên giới.
Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hộ chiếu khác. Người đi qua biên giới sẽ mang theo hộ chiếu có giá trị, hoặc giấy tờ đi lại quốc tế khác thay thế hộ chiếu. Mỗi bên ký kết sẽ cung cấp cho bên ký kết kia mẫu hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế thay thế hộ chiếu thông qua kênh ngoại giao. Người qua biên giới yêu cầu phải có thị thực của Nước sở tại, phù hợp với luật pháp và quy định của Nước sở tại.
2. Điều kiện và thủ tục cấp thị thực
a. Điều kiện chung cho người qua biên giới
a.1. Hình thức phát hành, điều kiện, trình tự, kiểu loại, và đặc trưng của thị thực phải phù hợp với luật và quy định của Nước sở tại, trừ trường hợp được quy định khác trong Nghị định thư này.
a.2. Thời gian cấp hoặc từ chối cấp thị thực không được quá 10 ngày làm việc.
b. Điều kiện đặc biệt cho lái xe, nhân viên phục vụ của phương tiện đường bộ hoạt động thương mại (sau đây gọi tắt là lái xe và nhân viên phục vụ)
b.1. Thời gian có giá trị của thị thực
Lái xe, nhân viên phục vụ sẽ được phát hành bởi Nước sở tại một thị thực xuất nhập một lần/ nhiều lần có hiệu lực tối đa 1 năm, cho tới khi một số luật được bổ sung, sửa đổi theo đó cho phép cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần với thời hạn tối thiểu 1 năm.
b.2. Giấy tờ yêu cầu kèm theo Đơn xin cấp thị thực:
Người xin cấp thị thực cho lái xe nhân viên phục vụ phải có giấy xác nhận đang làm việc tại cơ quan người vận tải do người vận tải được ủy quyền của Nước mình cấp. Lái xe xin cấp thị thực phải xuất trình cho Nước sở tại bản sao Giấy phép lái xe còn giá trị.
3. Ngôn ngữ
Ngoài (các) ngôn ngữ quốc gia, toàn bộ thông tin chi tiết trong hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại tương đương hộ chiếu và thị thực cũng phải được trình bày bằng tiếng Anh.
Điều 21. Kiểm tra y tế đối với người
1. Điều khoản chung: Nước sở tại sẽ áp dụng luật và quy định quốc gia phù hợp với “các quy định y tế quốc tế” của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
2. Nguyên tắc: không kiểm tra
Theo nguyên tắc này, người đi lại:
a. Có các giấy tờ y tế theo quy định của WHO
b. Không xuất phát từ những khu vực có bênh dịch hoặc rủi ro và
c. Không có những triệu chứng biểu hiện của các bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nguy hiểm cho sức khỏe công cộng sẽ không bị kiểm tra, khám y tế thường xuyên.
3. Ngoại trừ: Kiểm tra y tế sẽ được phép trong một số trường hợp đặc biệt.
Người đi lại có thể buộc phải kiểm tra y tế là những người:
a. Không có các giấy tờ y tế theo quy định của WHO
b. Đến từ hoặc đi qua những khu vực có bệnh dịch hoặc rủi ro hoặc;
c. Có những triệu chứng biểu hiện của các bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nguy hiểm cho sức khỏe công cộng.
4. Xử lý khi phát hiện những cá nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm. Bất cứ người đi lại nào khi kiểm tra y tế bị phát hiện có bị mắc bệnh truyền nhiễm, cơ quan chức năng hữu quan:
a. Có thể từ chối cho vào lãnh thổ hoặc khước từ trục xuất cá nhân người nước ngoài nếu tình trạng sức khỏe vẫn cho phép họ có thể trở về;
b. Nếu tình trạng y tế sức khỏe không cho phép người đó đi lại, thì thực hiện chăm sóc và điều trị y tế phù hợp trong vùng cách ly kiểm dịch đối với cá nhân đó; và
c. Phải thông báo kịp thời tới WHO thông qua các kênh phù hợp theo các quy định hiện hành.
5. Các giấy tờ y tế: có thể yêu cầu người đi lại mang các giấy tờ y tế cá nhân theo mẫu quy định WHO (ví dụ giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin bệnh sốt vàng da).
Điều 22. Kiểm tra vệ sinh đối với tài sản cá nhân
Các Bên ký kết phải tuân thủ các thỏa thuận quốc tế có liên quan đến các quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương thực thế giới (FAO), cơ quan kiểm dịch động vật quốc tế (OIE),… trong việc kiểm tra hàng hóa, bao gồm toàn bộ việc tạm nhập tài sản cá nhân.
Điều 23. Giá cước vận tải
1. Đối với các dịch vụ vận tải không theo lịch trình, giá cước vận tải sẽ do thị trường tự do xác định, nhưng phụ thuộc vào quy định chống độc quyền, để đánh giá quá cao hoặc quá thấp.
2. Các Bên ký kết và người hoạt động vận tải không được áp dụng bất cứ biện pháp, thỏa thuận hoặc thông lệ nào có xu hướng bóp méo cạnh tranh tự do, chẳng hạn như thông đồng (cartels), lạm dụng vị trí chi phối, phá giá và trợ giá nhà nước. Những hành động này sẽ bị ngăn chặn và phải bị vô hiệu hóa. Các Bên ký kết bảo đảm rằng những người hoạt động vận tải tương ứng của mình phải tuân thủ theo nguyên tắc này.
3. Đối với các dịch vụ vận tải theo lịch trình, các Bên ký kết có liên quan sẽ thống nhất giá cước.
MỤC VI CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
Cho mục đích quy định trách nhiệm pháp lý của người vận tải trong mục này, các chi tiết gạch chân sẽ có nghĩa như sau:
1. Hành lý đi cùng người: Hành lý đi cùng với hành khách trên cùng một phương tiện vận tải.
2. Người vận tải: là người trong hoạt động kinh doanh của mình thực hiện vận chuyển hành khách và hành lý của khách để lấy tiền công hoặc tiền thưởng.
3. Châm chễ: Chậm chễ trong quá trình thực hiện công việc vận chuyển khi phương tiện không tới được điểm đến trong khoảng thời gian đã thỏa thuận hoặc trong trường hợp không có thỏa thuận về thời gian thì tính bằng khoảng thời gian thông thường cần thiết để một người vận tải mẫn cán thực hiện một hợp đồng trong hoàn cảnh tương tự.
4. Bất khả kháng: Các tình huống gây ra hậu quả mất mát, hư hỏng, chậm chễ mà người vận tải không thể tránh được và người vận tải cũng không thể ngăn ngừa được các hậu quả của các tình huống đó.
5. Hành lý xách tay: hành lý do hành khách mang theo bên mình trong chuyến đi.
6. Hành khách: Một người nào đó do chính mình hoặc đại diện của mình ký kết một hợp đồng vận chuyển, được người vận tải chuyên chở, trong hoạt động kinh doanh của người vận tải để lấy tiền công hoặc tiền thưởng.
7. Hành lý ký gửi: Hành lý mà người vận tải tiếp nhận từ hành khách cho mục đích vận chuyển.
8. Bảo lưu: Ghi chú về các điều kiện của hành lý khi giao hoặc nhận hành lý.
9. Người vận tải: Một con người thực tế một pháp nhân, một cá nhân hay tập thể, thực hiện vận chuyển hàng hóa và hoặc người bằng đường bộ để lấy tiền công.
10. Hành lý không với kèm người: Hành lý vận chuyển như hàng hóa, thông thường không đi trên cùng phương tiện vận tải với hành khách.
1. Trách nhiệm pháp lý của Người vận tải quy định dưới đây được áp dụng đối với mọi hợp đồng vận chuyển hành khách và hàng hóa của họ để lấy thưởng hoặc lấy tiền công trong quá trình kinh doanh vận tải đường bộ của người vận tải bằng phương tiện cơ giới, khi mà nơi xuất phát và nơi đến của hành khách ở các lãnh thổ khác nhau của các Bên ký kết.
2. Trách nhiệm của người vận tải đối với hành lý không đi cùng chuyến đi được điều chỉnh theo các quy định tại điều 68, 69, 70, và 72 của Nghị định thư này.
Điều 26. Hành lý mang theo và hành lý quá cước
1. Đối với dịch vụ vận chuyển không có thông tuyến ấn định trước hành lý cho phép tùy theo thỏa thuận giữa các Bên ký kết hợp đồng vận chuyển.
2. Đối với dịch vụ vận chuyển có thông tuyến ấn định trước, mỗi hành khách cho phép mang theo một hành lý miễn cước có trọng lượng tới 20kg và với kích thước hợp lý. Nhà vận tải có thể thu cước đối với hành lý quá cước. Cước tính tùy thuộc vào tuyến đường, nhưng không vượt quá 5% của giá vé đủ chặng của hành khách cho 1kg phụ trội.
Điều 27. Hành lý không đi cùng chuyến
Giá cước cho hành lý không đi cùng chuyến đi sẽ quy định tại Mục VIII của Nghị định thư này.
Điều 28. Hợp đồng vận chuyển
1. Giấy tờ vận chuyển
Vé hành khách
a. Hợp đồng vận chuyển được ghi chép lại qua việc phát hành vé tập thể hoặc vé cá nhân cho hành khách. Việc không có vé, vé không hợp lệ, hoặc mất vé sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của hợp đồng vận chuyển mà vẫn tuân thủ theo các quy định của Nghị định thư này.
b. Vé sẽ được in bằng ngôn ngữ quốc gia và bằng tiếng Anh với các chi tiết sau:
b.1. Tên và địa chỉ của người vận tải
b.2. Điểm xuất phát và điểm đến
b.3. Ngày của chuyến đi và thời hạn có giá trị của vé
b.4. Giá vận chuyển, và
b.5. Một bản tham chiếu các quy định về trách nhiệm pháp lý của Nghị định thư này.
c. Vé có thể ghi tên hoặc không ghi tên của hành khách Phiếu chứng nhận đăng ký hành lý.
d. Để đăng ký hành lý, người vận tải sẽ phát hành bản chứng nhận đăng ký hành lý và có thể kết hợp với vé hành khách.
e. Chứng nhận đăng ký hành lý được ghi bằng ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh với các chi tiết sau:
e.1. Tên và địa chỉ của Người vận tải
e.2. Điểm xuất phát và điểm đến
e.3. Ngày của chuyến đi và thời hạn có giá trị của vé
e.4. Giá vận chuyển, và
e.5. Một bản tham chiếu các quy định về trách nhiệm pháp lý của Nghị định thư này.
e.6. Số lượng và trọng lượng của hành lý
f. Trong trường hợp không có chứng nhận hành lý hoặc không chỉ rõ trọng lượng hoặc số lượng của hành lý đăng ký, trọng lượng và số lượng sẽ được tính bằng tổng tối đa cho phép.
2. Bảo lưu
a. Ghi chú khi nhận đăng ký hành lý, người vận tải sẽ kiểm tra điều kiện bên ngoài của hành lý, và khi cần sẽ có ghi chú trên Phiếu ký gửi hành lý.
b. Trong trường hợp không có bảo lưu về điều kiện hành lý của người vận tải hành lý sẽ được coi như trong điều kiện tốt.
Điều 29. Các nguyên tắc về trách nhiệm pháp lý của người vận tải
1. Nguyên tắc bắt buộc, bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng vận chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp làm giảm trách nhiệm pháp lý của Người vận tải theo quy định của Nghị định thư này, (trừ trường hợp hành khách đồng ý) đều không có giá trị. Các điều kiện này sẽ không có giá trị trong các điều khoản của hợp đồng.
2. Trong và ngoài hợp đồng
Trách nhiệm pháp lý hiện hành sẽ điều chỉnh các khiếu nại phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển theo Nghị định thư này, kể cả trong hay ngoài hợp đồng.
3. Trách nhiệm pháp lý ủy nhiệm của người làm công, đại lý và nhà thầu phụ. Để thực hiện trách nhiệm của mình, người vận tải có trách nhiệm cho mọi hành động hoặc lỗi gây ra bởi người làm công, đại lý và nhà thầu phụ của mình, họ có trách nhiệm pháp lý tương tự như Người vận tải.
Điều 30: Đối tượng của trách nhiệm pháp lý
1. Thiệt hại cá nhân: Người vận tải có trách nhiệm pháp lý cho việc mất hoặc thiệt hại từ việc chết hoặc chấn thương của cơ thể hoặc tinh thần gây ra đối với hành khách như là hậu quả từ tai nạn có liên quan đến vận chuyển và xảy ra khi hành khách đang ở trên phương tiện hoặc đi lên hay rời phương tiện
2. Chậm trễ:
Người vận tải có trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại do việc vận chuyển chậm trễ của hành khách và (hoặc) hành lý của họ
3. Mất và hư hỏng hành lý đăng ký
a. Người vận tải phải chịu trách nhiệm pháp lý cho việc mất toàn bộ hoặc một phần, hoặc hư hỏng của hành lý xảy ra trong khoảng thời gian mà Người vận tải đưa hàng hóa và thời gian giao hàng.
b. Sự mất mát thực tế: Nếu hành lý ký gửi không được giao trong vòng 30 ngày kể từ thời gian đến đích thông thường, thực tế hoặc theo lịch trình, tùy thuộc theo thời hạn nào muộn hơn, thì hành lý sẽ được coi là mất. Khi đó hành khách sẽ có quyền khiếu nại đòi bồi thường mất mát. Nếu sau đó tìm lại được hành lý, người vận tải phải thông báo ngay cho hành khách và hành khách có quyền lựa chọn nhận lại hành lý và hoàn lại tiền bồi thường đã nhận, nhưng không được đòi bồi thường do mất mát, hư hỏng một phần hoặc giao hàng chậm trễ đối với hành lý. Nếu hành khách không cần nhận lại hành lý thì người vận tải có quyền xử lý hành lý theo luật định tại địa điểm mà hàng hóa được lưu giữ.
4. Mất mát hoặc hư hỏng tải sản cá nhân Người vận tải có trách nhiệm pháp lý cho việc mất toàn bộ hoặc một phần, hay hư hỏng toàn bộ hoặc một phần tới tài sản cá nhân do hành khách mặc, đeo hoặc mang theo do hậu quả của một tai nạn liên quan tới việc vận chuyển hoặc xảy ra trong khi hành khách đang ở trên xe hoặc đi lên hoặc rời phương tiện.
Điều 31. Biện pháp bồi thường: các mức trách nhiệm pháp lý của người vận tải
1. Quy định chung
a. Các mức trách nhiệm pháp lý là các chi phí pháp lý và lãi suất. Các mức cao hơn có thể được các Bên ký kết hợp đồng vận chuyển thỏa thuận.
b. Ngoài việc bồi thường, người vận tải phải trả lại tất cả chi phí tương ứng với cước vận chuyển tương đương với mức độ nguy hại mà mình gây ra.
c. Tổng số bồi thường về thiệt hại: Chết người, bị thương thân thể hoặc bị thương về tinh thần đối với cá nhân liên quan trong tai nạn hoặc mất toàn bộ hoặc mất một phần hoặc hư hỏng về hành lý do quá trình hoạt động vận chuyển gây ra, sẽ được quy định theo luật pháp quốc gia nơi xét xử đưa ra phán quyết về trách nhiệm pháp lý.
d. Cũng như vậy, việc khởi kiện của người khiếu kiện sẽ được quyết định dựa trên luật pháp tòa án quốc gia, nơi hành động đòi bồi thường xảy ra.
e. Người khiếu kiện có quyền đòi bồi thường lãi suất trên khoản tiền phải đền bù với tỷ lệ năm phần trăm (5%) mỗi năm kể từ ngày đơn khiếu kiện được gửi bằng văn bản hoặc thông qua các trình tự pháp lý được xét xử tại tòa hoặc trọng tài.
2. Liên quan đến người bị thương
a. Tổng số đền bù của người vận tải về thiệt hại: Chết người, bị thương hoặc bị thương tinh thần đối với cá nhân liên quan trong vụ tai nạn mức tối thiểu là 5000USD trên một nạn nhân;
b. Nếu có nhiều hơn một (1) nạn nhân yêu cầu phải bồi thường, nếu yêu cầu của họ vượt quá mức quy định, yêu cầu sẽ được giảm theo tỷ lệ một cách hợp lý.
3. Liên quan đến việc mất hoặc hư hỏng hành lý và đồ dùng cá nhân
a. Hành lý đăng ký Tổng số đền bù của người vận tải phải chi cho việc mất hoặc hư hỏng hành lý ký gửi không vượt quá US$ 13kg cân nặng của tổng trọng lượng hành lý gửi thiếu hoặc của từng hạng mục bị hư hỏng, hoặc US$ 252 trên một đơn vị hành lý, sẽ chọn mức nào cao hơn trong hai mức đưa ra.
b. Hành lý xách tay và tài sản cá nhân Tổng số bồi thường của người vận tải cho việc mất mát hoặc hư hỏng hành lý xách tay hoặc đồ dùng cá nhân của hành khách sẽ giới hạn ở mức US$ 252.
c. Mức tổng đền bù
Tổng giá trị bồi thường của người vận tải cho một hành khách không vượt quá US$504
4. Liên quan đến chậm trễ
Tổng số giá trị bồi thường của người vận tải đối với thiệt hại, ngoài những thiệt hại vật chất gây đến cho hành lý hoặc tài sản cá nhân hoặc chấn thương thân thể hành khách do việc chậm trễ sẽ được giới hạn ở mức vượt quá cước vận chuyển.
Điều 32. Miễn trừ trách nhiệm đối với người vận tải
1. Người vận tải sẽ được miễn trách nhiệm trong chừng mực tai nạn, mất mát, chậm trễ hoặc thiệt hại do:
a. Trường hợp bất khả kháng: (tức là các hoàn cảnh mà người vận tải không thể tránh được và các hậu quả của nó mà người vận tải không thể ngăn ngừa được);
b. Thuộc tình có hữu của hành lý hoặc đồ dùng cá nhân;
c. Do sơ xuất của hành khách; hoặc
d. Tình trạng sức khỏe có trước của hành khách
2. Những điều kiện khiếm khuyết của phương tiện vận tải sử dụng để thực hiện hợp đồng vận chuyển hoặc thiếu khả năng thể chất hoặc thần kinh của người lái xe không thể giảm nhẹ trách nhiệm cho người vận tải.
Điều 33. Bãi bỏ việc loại trừ hoặc hạn chế trách nhiệm của Người vận tải
Người vận tải không có quyền được hưởng sự hạn chế hoặc miễn trừ trách nhiệm nếu có bằng chứng rằng tử vong, bị thương, mất mát, hư hại hoặc chậm trễ trong giao hàng và/hoặc đến đích do hành động của cá nhân hoặc do lỗi sơ xuất của người vận tải hoặc người làm công, đại lý và nhà thầu phụ của người vận tải nhằm cố ý gây tử vong, bị thương, mất mát, hư hại hoặc chậm trễ hoặc do thiếu thận trọng và biết rằng có thể xảy ra mất mát, thiệt hại hoặc chậm trễ đó.
Điều 34. Khiếu nại và kiện tụng
1. Khiếu nại khi hành khách nhận hành lý
a. Khi nhận hành lý, hành khách sẽ kiểm tra số, nội dung và tình trạng hành lý và nếu thấy có mất mát hoặc hư hại gì, phải ngay lập tức khiếu nại với người vận tải bằng văn bản.
b. Trong trường hợp nhận hành lý mà không có khiếu nại gì, hành lý sẽ được coi là đã được giao đầy đủ và nguyên vẹn.
2. Thời hạn
Khiếu nại đòi bồi thường phát sinh từ việc vận chuyển theo Nghị định thư này sẽ bị hạn chế về thời gian trừ phi có yêu cầu đưa ra tòa án hoặc trọng tại để xử lý trong khoảng thời gian từ ngày xảy ra tai nạn hoặc thời gian đến thực tế, theo lịch trình hoặc thông thường, căn cứ theo thời điểm nào muộn hơn:
a. Ba (3) năm trong trường hợp gây ra tử vong, bị thương, hay bị ảnh hưởng về thể chất hoặc tinh thần đối với hành khách; và
b. Bị sáu (6) tháng trong trường hợp mất mát hoặc chậm trễ đối với hành lý và tài sản cá nhân và chậm trễ trong việc đến nơi của hành khách.
3. Quyền tài phán
a. Việc kiện đòi bồi thường dựa trên Nghị định thư này sẽ có thể đưa ra tòa án của cả hai nước.
a.1. Nơi hàng hóa xuất phát hoặc hàng hóa được gửi đến,
a.2. Nơi xảy ra mất mát hoặc thiệt hại;
a.3. Nơi có trụ sở kinh doanh chính của người vận tải;
a.4. Nơi xảy ra cư trú thường xuyên của người khiếu kiện.
b. Khiếu kiện đòi bồi thường cũng có thể được giải quyết bởi trọng tài dựa trên cơ sở một hiệp định được các bên liên quan gia nhập sau khi nảy sinh khiếu kiện.
Điều 35. Bảo hiểm bắt buộc của người vận tải đối với hành khách
Liên quan đến trách nhiệm của người vận tải khi hành khách bị chết hoặc bị thương, người vận tải phải thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách ký hợp đồng với công ty bảo hiểm để bảo hiểm tính mạng của hành khách với mức tổi thiểu US$ 2.500 mà không được bán nợ hoặc khước từ trợ giúp.
MỤC VII VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUA BIÊN GIỚI
I. ĐIỀU KHOẢN CHUNG CỦA VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
Phục vụ mục đích của Mục này, những từ, ngữ gạch chân dưới đây sẽ có nghĩa như sau:
1. Người vận tải: người thực hiện vận chuyển hàng hóa để lấy tiền công.
2. Người nhận hàng: người mà hàng hóa sẽ được chuyển tới
3. Người gửi hàng: Người ký kết hợp đồng vận chuyển với người vận tải và giao hàng cho người vận tải
4. Phiếu gửi hàng: Giấy tờ vận chuyển sử dụng để thiết lập hợp đồng vận chuyển, các điều kiện của hợp đồng, nhận và giao hàng.
5. Chậm trễ: sẽ được coi là chậm trễ trong việc giao hàng khi hàng hóa không được giao trong khoảng thời gian đã thỏa thuận hoặc trong trường hợp không có thỏa thuận về thời gian thì tính bằng khoảng thời gian thông thường cần thiết để một người vận tải mẫn cán thực hiện một hợp đồng tương tự.
6. Bất khả kháng: các tình huống dẫn tới mất mát, thiệt hại hoặc chậm trễ mà người vận tải không thể lường trước và tránh được và người vận tải cũng không thể ngăn ngừa được hậu quả của các tình huống đó.
7. Trên đường vận chuyển: ở trên đường, tức là trong quá trình thao tác vận tải.
8. Quyền thay đổi: quyền quyết định thay đổi địa chỉ đến của hàng hóa.
9. Ghi chú bảo lưu: ghi chú về các điều kiện của hàng hóa khi giao hoặc nhận hàng.
1. Mục này áp dụng đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện cơ giới đường bộ để lấy tiền công khi nơi nhận hàng và giao hàng để vận chuyển ở trên lãnh thổ của hai Bên ký kết khác nhau.
2. Mục này không áp dụng đối với việc vận chuyển thực hiện theo các điều khoản của các công ước bưu điện quốc tế.
1. Giá cước vận chuyển do thị trường tự do xác định, tùy thuộc vào quy định quản lý chống độc quyền, với mục đích để tránh việc định giá cước quá cao hoặc quá thấp.
2. Các Bên ký kết và những người hoạt động vận tải không được có biện pháp, thỏa thuận hoặc các hoạt động cố ý cản trở cạnh tranh tự do và lành mạnh, như liên minh độc quyền, lạm dụng vị trí chi phối thị trường, bán phá giá và có sự trợ giá của nhà nước. Những hành động trên phải bị vô hiệu hóa và không có giá trị pháp lý. Các Bên ký kết phải đảm bảo rằng những người hoạt động vận tải của nước mình tuân thủ theo quy định này.
Điều 39. Hợp đồng vận chuyển
1. Phiếu gửi hàng
a. Hợp đồng vận chuyển được thể hiện bằng việc phát hành phiếu gửi hàng với ba (3) bản gốc có chữ ký của người gửi hàng và Người vận tải. Chữ ký có thể dưới dạng viết tay, chữ ký in, dấu dập nổi, đóng dấu, ký hiệu hoặc bất kỳ mẫu dạng điện tử hay cơ học nào miễn là phù hợp với luật pháp của Bên ký kết nơi mà phiếu gửi hàng được phát hành. Người gửi hàng sẽ nhận được bản thứ nhất, bản thứ hai sẽ gửi cùng theo hàng hóa và bản thứ ba được Người vận tải giữ lại.
b. Phiếu gửi hàng phải phù hợp với mẫu trong phụ đính H và bao gồm chi tiết cụ thể sau đây:
b.1. Ngày và địa điểm lập phiếu gửi hàng;
b.2. Tên và địa chỉ của người gửi hàng;
b.3. Tên và địa chỉ của người vận tải;
2. Khi nhận hàng
a. Người vận tải sẽ kiểm tra số lượng (số kiện và trọng lượng) và chất lượng bên ngoài (tình trạng) của hàng hóa, bao gói và ghi chính xác những nội dung này lên phiếu gửi hàng.
Trong trường hợp không có những ghi chú bảo lưu của người vận tải hàng hóa được cho là hoàn chỉnh trong tình trạng tốt.
b. Khi Người vận tải không có phương tiện phù hợp để kiểm tra tính chính xác của tuyên bố về số lượng, chất lượng, điều kiện bao gói của hàng hóa thì Người vận tải sẽ đưa ghi chú bảo lưu của mình vào phiếu gửi hàng cùng với căn cứ của các ghi chú đó. Tương tự, Người vận tải sẽ nêu rõ căn cứ của mọi ghi chú của mình liên quan đến điều kiện bên ngoài hàng hóa và bao gói, những ghi nhận đó không ràng buộc người gửi hàng trừ khi người gửi hàng biểu thị đồng ý ràng buộc bởi các ghi nhận nêu trên trong phiếu gửi hàng.
3. Quyền thay đổi
Trừ khi có thỏa thuận khác đi trong phiếu gửi hàng:
a. Người gửi hàng có quyền quyết định đối với hàng hóa, cụ thể là dừng hàng hóa trên đường vận chuyển, ra lệnh để hàng hóa trở về nơi xuất phát hoặc chuyển hàng hóa tới vị trí người nhận khác.
b. Quyền của người gửi hàng về quyết định đối với hàng hóa sẽ chấm dứt và được chuyển cho người nhận từ thời điểm: khi hàng hóa được giao hoặc khi hàng hóa đến nơi giao hàng quy định và người nhận yêu cầu giao hàng, hoặc khi người nhận hàng nhận được bản phiếu gửi hàng thứ hai theo yêu cầu của chính người nhận hàng.
Người vận tải sẽ được bồi thường những chi phí phát sinh do việc thay đổi trong quá trình vận chuyển.
4. Quyền khiếu kiện
Cả người gửi hàng và người nhận hàng đều có quyền đồng thời hoặc riêng rẽ kiện đòi người vận tải bồi thường về những mất mát, thiệt hại hoặc chậm trễ của hàng hóa, những người vận tải chỉ phải bồi thường một lần.
II. VẬN CHUYỂN HÀNG MAU HỎNG
Điều 40. Định nghĩa hàng mau hỏng
Trong mục này, “hàng hóa mau hỏng” có nghĩa là các chất hữu cơ hoặc sinh vật sống dễ bị hư hỏng không thể bán được hoặc bị chết dưới tác động của cả thời gian và các điều kiện vận chuyển như nhiệt độ (nóng hay lạnh), độ ẩm hoặc khô héo hoặc rung lắc khi vận chuyển.
1. Danh mục hàng hóa dễ hư hỏng liệt kê tại Điều 64 được hưởng cơ chế thông quan biên giới ưu tiên. Danh mục này có thể được thay đổi khi được các Bên ký kết thỏa thuận thông qua ủy ban hỗn hợp.
2. Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa, các Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau biết danh mục các Hàng hóa dễ hỏng cần được kiểm dịch, và bất kỳ một thay đổi nào trong danh mục này.
Điều 42. Các yêu cầu về sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm và các giấy tờ liên quan
Các hàng hóa dễ hỏng chỉ được vận chuyển qua lại biên giới nếu chúng đáp ứng đầy đủ các quy định quốc gia về kiểm dịch y tế, động và thực vật có kèm theo (các) giấy chứng nhận/ tài liệu kiểm dịch y tế, động và thực vật quốc gia theo luật pháp quốc gia và các quy định của Nước sở tại.
1. Các Bên ký kết phải phối hợp các hoạt động để thực hiện Nghị định thư này và giải quyết bất kỳ vấn đề nào nảy sinh trong quá trình thực hiện, thông qua Tiểu ban Kiểm dịch y tế, động và thực vật thuộc Ủy ban hỗn hợp được thành lập vào ngày 30 tháng 4 năm 2004 tại Phnompênh và các cơ chế thực hiện khác.
2. Các Bên ký kết phải thông báo cho nhau các đầu mối liên lạc của nước mình để thực hiện Nghị định thư này và những thay đổi về cơ quan đó nếu có.
Điều 44. Các tiêu chuẩn đối với các loại hàng hóa mau hỏng đặc thù
Đối với hai loại hàng hóa mau hỏng đặc biệt, cụ thể là:
a. Động vật sống và
b. Thực phẩm mau hỏng dành cho người, các loại thực vật sống và cây cảnh để trang trí và các loại hoa, Nghị định thư này sẽ quy định các tiêu chuẩn vận chuyển chi tiết hơn.
Điều 45. Các tiêu chuẩn khuyến nghị áp dụng
Tiết mục A và B của Nghị định thư này đưa ra các khuyến nghị dùng để hướng dẫn các Bên ký kết đưa ra các quy định về vận chuyển qua lại biên giới các loại hàng hóa:
a. Động vật sống và
b. Các thực phẩm cho người mau hỏng, thực vật sống, cây cảnh và hóa cắt cành.
PHẦN A: ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT SỐNG
Điều 46. Vận chuyển động vật sống qua biên giới
Mục này sẽ áp dụng cho việc vận chuyển động vất sống qua biên giới bằng đường bộ.
Động vật chỉ được vận chuyển chỉ khi nó còn đủ sức khỏe cho một chuyến đi hành trình dự kiến. Một động vật bị ốm hoặc bị thương sẽ không được coi là phù hợp cho việc vận chuyển. Tương tự sẽ bị coi là không phù hợp nếu vận chuyển động vật mang thai.
Điều 48. Ký hiệu cho phương tiện vận chuyển
Phương tiện và Con-ten-nơ vận chuyển động vật sẽ được đánh dấu cùng với biểu tượng chỉ sự có mặt của động vật sống và ký hiệu chỉ vị trí chiều đứng của động vật.
Điều 49. Thoải mái, an toàn và vệ sinh
1. Các động vật sẽ không được vận chuyển theo cách thức mà nó có thể gây chấn thương hoặc những chịu đựng không cần thiết cho động vật đó. Biện pháp chăm sóc phải được thực hiện để đảm bảo động vật không bị chịu ảnh hưởng của việc thay đổi tốc độ và hướng đột ngột.
2. Các phương tiện vận tải phải dễ lau rửa, chống trơn và được đóng và sử dụng sao cho chịu được trọng tải của các động vật, tránh chấn thương và những chịu đựng không cần thiết, và để đảm bảo an toàn trong thời gian vận chuyển.
3. Các động vật phải được vận chuyển bằng phương tiện vận tải có trang bị dụng cụ thu gom chất thải và thực hiện tẩy rửa, sát trùng.
4. Các động vật chết, rác ổ, phân thú được dọn dẹp ngay khi có thể và tiêu hủy ngay lập tức.
5. Động vật có sữa không đi cùng con bú thì sẽ được vắt sữa vào các khoảng thời gian mười hai (12) tiếng một lần.
Động vật sẽ được cung cấp đầy đủ không gian có thể đứng ở vị trí tự nhiên của mình (đứng, nằm và ngồi) và những vách ngăn cần thiết để bảo vệ chúng chỉ ảnh hưởng khi phương tiện chuyển động. Mật độ chất hàng phải cho phép có đủ độ thông khí và khoảng không.
Điều 51. Chỗ nhốt và thông gió
Các phương tiện vận tải phải được thiết kế và hoạt động để bảo vệ động vật khỏi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, không thuận lợi và những điều kiện khí hậu khác biệt rõ rệt. Ngoài những yếu tố khác, phương tiện vật tải phải có mái che và đủ lỗ thông hơi hoặc các thiết bị khác đảm bảo phương tiện được thông gió đầy đủ.
1. Những động vật bản chất vốn hung dữ do tuổi, giới tính, nguồn gốc hoặc loài phải được cách ly khỏi những con khác.
2. Những động vật với yêu cầu vệ sinh khác nhau sẽ không được vận chuyển trên cùng một phương tiện vận tải.
3. Động vật phải được vận chuyển riêng biệt khỏi con người và các loài động vật khác.
Điều 53. Chăm sóc và điều trị y tế
1. Chăm sóc phù hợp được thực hiện đối với động vật khi vận chuyển.
2. Những động vật bị ốm hoặc bị thương trên đường phải được sơ cứu ngay; những động vật này phải được chăm sóc thú y phù hợp và nếu cần thiết phải giết mổ khẩn cấp phù hợp với các quy định quốc gia về sức khỏe và vệ sinh.
3. Không được tiêm thuốc để làm giảm tính hung dữ của động vật, trừ những trường hợp ngoại lệ, nhưng phải được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của bác sĩ thú y.
Phương tiện vận tải phải được thiết kế sao cho dễ quan sát và kiểm tra động vật có trong xe (ví dụ: cửa sổ hoặc cửa trên nóc xe).
Điều 55. Thời gian vận chuyển
1. Động vật phải được vận chuyển tới đích không trì hoãn. Các bên ký kết phải cố gắng thu xếp để tiến hành việc vận chuyển động vật sống. Việc vận chuyển động vật sống sẽ được hưởng cơ chế ưu tiên về thủ tục thông quan khi qua biên giới.
2. Đối với các chuyến đi kéo dài hơn hai mươi bốn (24) tiếng, hành trình sẽ được lựa chọn để cho phép có một trạm dừng, nơi động vật được nghỉ ngơi, cho ăn, uống nước, và nếu cần thiết, cho xuống xe và thu xếp chỗ nghỉ. Vị trí và thời gian đưa động vật từ trên xe xuống phải được các định phù hợp với các quy định quốc gia về sức khỏe vệ sinh.
PHẦN B: THỰC PHẨM DỄ HỎNG THỰC VẬT SỐNG, CÂY CẢNH VÀ HOA CẮT CÀNH
Điều 56. Vận chuyển thực phẩm qua biên giới
Mục này sẽ áp dụng cho việc chuyên chở qua lại biên giới bằng phương tiện giao thông đường bộ thực phẩm cho người mau hỏng, thực vật sống, cây cảnh và hoa cắt cành.
Điều 57. Vệ sinh phương tiện vận tải
1. Bề mặt trong của phương tiện vật tải phải được hoàn thiện theo cách thức có thể chống lại sự ăn mòn và trơ đối với sản phẩm được vận chuyển và không chuyển hóa các chất cho sản phẩm được vận chuyển. Bề mặt phải phẳng và bằng chất liệu chống thấm nước, dễ lau rửa và tẩy uế.
2. Ngoại trừ thông gió và đường thoát nước được yêu cầu, hầm hàng phải kín và không cho nước lọt qua để tránh việc thâm nhập của bụi, bẩn, vi trùng, côn trùng và sâu bọ để bảo vệ sản phẩm và môi trường xung quanh khỏi những ảnh hưởng qua lại, ô nhiễm và hư hại. Cả hệ thống thông hơi lẫn đường thoát nước phải được thiết kế khép kín.
3. Phương tiện vận tải sử dụng cho thực phẩm dễ hỏng có thể không dùng cho việc vận chuyển động vật sống hoặc các sản phẩm khác mà có thể gây hại hoặc gây ô nhiễm đối với thực phẩm trừ khi sau thời điểm dỡ loại hàng này xuống nó đã được lau rửa, tẩy uế kỹ lưỡng và trong trường hợp cần thiết khử mùi.
Thực phẩm tươi sống không được chuyên chở cùng: súc vật sống, các sản phẩm khác mà có thể làm nhiễm bẩn, ảnh hưởng tới vệ sinh của thực phẩm hoặc làm cho thực phẩm có mùi, trừ phi được đóng gói thích hơp nhằm được bảo vệ thỏa đáng.
Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo hệ thống thông hơi thích hợp nhằm điều chỉnh độ ẩm trong hầm hàng.
Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo thoát nước đầy đủ nhằm thoát nước đọng và hơi nước để chúng không ngấm vào sản phẩm và môi trường.
Điều 61. Thời gian vận chuyển
Hàng thực phẩm mau hỏng phải được chuyên chở khẩn trương không trì hoãn
Chúng phải được ưu tiên trong việc làm thủ tục ở cửa khẩu theo chế độ quy định tại Điều 41 của Nghị định này.
Nhiệt độ của hàng hóa phải được duy trì trong cả chuyến đi phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn như những tiêu chuẩn đưa ra trong ấn phẩm gần nhất: Sổ tay hàng hóa mau hỏng của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế; và Hiệp định Vận chuyển quốc tế hàng hóa mau hỏng và về thiết bị đặc biệt sử dụng cho những hoạt động vận tải đó (“Hiệp định ATP”), Gơ-ne-vơ vào ngày 1 tháng 9 năm 1970.
Điều 63. Vận chuyển các thực vật sống, cây cảnh và hoa cắt cành
1. Thảo dược: Chỉ được phép vận chuyển những thực vật sạch dịch hại.
2. Cách ly: các loại hoa tươi phải được ngăn cách khỏi các loại quả chín, các loai lá, các loại rau thơm và các nguồn khí ethylene, mà có thể gây thối rữa.
3. Đóng gói: Các loại thực vật sống phải được đóng gói trong một bao đựng chuyên dụng để làm giảm tối da sự khô héo, dịch chuyển và hư hỏng trong quá trình vận chuyển và đảm bảo thông thoáng.
4. Thông hơi: các thực vật được cất giữ trong điều kiện đảm bảo độ thông thoáng.
5. Độ ẩm: Đối với các loại thực vật sống, các công-ten-nơ chuyên chở phải được giữ khô và tránh không bị các điều kiện gây khô héo. Đối với các loại hoa tươi, phải duy trì độ ẩm cao (như là từ 95% đến 98%) để tránh bị héo.
6. Nhiệt độ: Các công-ten-nơ chuyên chở không được để ra ngoài trời nắng, hoặc trong các điều kiện độ nóng hoặc lạnh cao. Phải duy trì nhiệt độ thích hợp đối với các loại hoa cắt cành (như là từ 20C đến 40C và 100C đối với các loại hoa nhiệt đới).
7. Dán nhãn: các thực vật sống phải được dán nhãn hoặc thẻ chống thấm được ghi: “Thực vật sống – không quá nóng hoặc quá lạnh” ở tất cả các bên và phía trên. Các nhãn hoặc thẻ phải được hoàn thành cùng với các quy định thích hợp.
Biển chỉ lên với các mũi tên chỉ lên trên, sẽ phải luôn luôn được sử dụng khi thích hợp
8. Nước tưới: Nước sạch sẽ được sử dụng để cho các loại thực vật sống, cây cảnh và các loại hoa cắt cành.
Điều 64. Danh mục những hàng hóa mau hỏng
Danh mục các hàng hóa mau hỏng được mô tả như sau:
1. Thực phẩm
a. Các sản phẩm thực vật (tươi, ướp lạnh, đông lạnh)
a.1. Các loại quả và rau
a.2. Cây trọng và các sản phẩm cây trồng
b. Các sản phẩm từ động vật
b.1. Các sản phẩm từ thịt (tươi, ướp lạnh, đông lạnh, nấu chín)
b.1.1. Thịt bò
b.1.2. Các sản phẩm thịt bò
b.1.3. Thịt lợn
b.1.4. Các sản phẩm thịt lợn
b.1.5. Thịt gia cầm
b.1.6. Các sản phẩm thịt gia cầm
b.1.7. Thịt dê, thịt cừu
b.1.8. Các sản phẩm thịt dê, cừu
b.1.9. Thịt ngựa
b.1.10. Các sản phẩm thịt ngựa
b.1.11. Thịt khác
b.1.12. Các sản phẩm thịt khác
b.2. Các động vật thủy sản và các sản phẩm động vật thủy sản (tươi, ướp lạnh, đông lạnh, nấu chín)
b.2.1. Cá, động vật giáp xác, động vật than mềm và các dộng vật chân đầu.
b.2.2. Các sản phẩm cá, động vật giáp xác, động vật than mềm và các động vật chân đầu.
b.2.3. Các động vật thủy sản khác
b.2.4. Các sản phẩm động vật thủy sản khác
b.3. Sữa và các sản phẩm từ sữa (tươi, ướp lạnh, tiệt trùng)
b.4. Trứng và các sản phẩm của trứng (tươi, ướp lạnh, đông lạnh, nấu chín)
2. Các sản phẩm phi thực phẩm
a. Các sản phẩm thực vật
a.1. Các cành tươi hoặc hoa ướp lạnh
a.2. Các thực vật thủy sinh
a.3. Các bộ phận khác của thực vật (và dùng làm giống hoặc nghiên cứu)
b. Các sản phẩm động vật
b.1. Nội tạng
b.2. Phủ tạng (các bộ phận)
b.3. Thân
b.4. Máu
b.5. Dalda sống
b.6. Trứng đang ấp
b.7. Tinh trùng và phôi
c. Các mục về y tế
c.1. Máu, huyết thanh và huyết tương
c.2. Vác xin
c.3. Các chất thử trong phòng thí nghiệm
c.4. Các loại vác xin để sử dụng hoặc thử nghiệm trên động vật
3. Các động vật sống
a. Bò, trâu và hươu nai
b. Cừu và dê
c. Lợn
d. Thỏ
e. Gia cầm
f. Chim
g. Ngựa
h. Các động vật thủy sản
i. Động vật cảnh
k. Các động vật dùng thí nghiệm
l. Động vật biểu diễn
m. Động vật vườn thú
n. Sâu tằm
o. Ong
p. Những động vật sống khác
III. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM
Điều 65. Định nghĩa hàng nguy hiểm
Thuật ngữ “hàng nguy hiểm” có nghĩa là những chất liệu và hàng hóa, có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe, an toàn và an ninh quốc gia.
Điều 66. Phân loại hàng nguy hiểm
1. Hàng nguy hiểm sẽ được chia ra theo các nhóm/ phân nhóm dưới đây:
Nhóm 1: Thuốc nổ
Nhóm 2: Khí ga
Phân nhóm 2.1: Các loại khí dễ cháy
Phân nhóm 2.2: Các loại khí không cháy, không độc hại
Phân nhóm 2.3: Các loại khí độc
Nhóm 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ ở dạng lỏng
Nhóm 4:
Phân nhóm 4.1: Các chất rắn dễ cháy, chất tự gây phản ứng và chất nổ thể rắn
Phân nhóm 4.2: Các chất có khả năng tự cháy
Phân nhóm 4.3: Các chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy
Nhóm 5:
Phân nhóm 5.1: Các chất ôxy hóa
Phân nhóm 5.2: Các chất ôxy hóa hữu cơ
Nhóm 6:
Phân nhóm 6.1: Các chất độc phân nhóm
Phân nhóm 6.2: Các chất dễ lây nhiễm
Nhóm 7: Các chất phóng xạ
Nhóm 8: Các chất ăn mòn
Nhóm 9: Các chất và đồ vật nguy hiểm khác
2. Việc chia nhóm và phân nhóm được thực hiện theo quy định của Mục 2 của những khuyến nghị của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng nguy hiểm các quy định mẫu (quy định mẫu của Liên hợp quốc) và Hiệp định Châu âu về vân chuyển quốc tế hàng nguy hiểm bằng đường bộ (ADR), ký kết tại Ge-ne-vơ vào 30 tháng 9 năm 1957, bao gồm các sửa đổi nếu có của Hiệp định.
Điều 67. Những tiêu chuẩn quy định trong vận chuyển hàng nguy hiểm qua biên giới
Nếu các bên ký kết cho phép trên cơ sở từng trường hợp cụ thể vận chuyển qua biên giới hàng nguy hiểm như định nghĩa ở trên, các Bên cần yêu cầu áp dụng đầy đủ các biện pháp quy định trong Hiệp định Châu âu về vận chuyên quốc tế hàng nguy hiểm bằng đường bộ (ADR) và/ hoặc Những quy định mẫu của Liên hợp quốc cụ thể liên quan đến:
a. Đóng gói và nhãn mác hàng nguy hiểm
b. Ký hiệu của phương tiện, bốc dỡ hàng, xếp hàng và chèn buộc hàng.
c. Giấy tờ vận chuyển hàng và khai báo
d. Đào tạo lái xe và nhân viên phục vụ; và
e. Phòng chống cháy nổ
MỤC VIII CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM VẬN TẢI HÀNG HÓA
Điều 68. Các nguyên tắc và đối tượng trách nhiệm vận tải
1. Khai quát:
Người vận tải sẽ chịu trách nhiệm đối với mất mát toàn bộ hoặc một phần hoặc thiệt hại đối với hành lý hoặc đối với chậm trễ xảy ra trong suốt thời gian kể từ khi nhận đến khi giao hàng.
2. Mất mát thực tế:
a. Nếu hàng hóa không được giao trong vòng 30 ngày sau khi hết hạn giao hàng đã thỏa thuận hoặc trong trường hợp không có thỏa thuận như vậy trong vòng 60 ngày kể từ khi Người vận tải nhận chuyển hàng, tin hàng hóa này được coi là bị mất. Khi đó, Người gửi hàng/ người nhận hàng có quyền khiếu nại đòi bồi thường mất mát.
b. Nếu sau đó tìm lại được hàng, người vận tải phải thông báo ngay cho người gửi hàng/ người nhận hàng – người có quyền lựa chọn nhận lại hàng và trả lại tiền đền bù trước đó đã nhận mà vẫn có thể đòi bồi thường do mất mát, hỏng hóc một phần hoặc giao hàng chậm trễ.
c. Trong trường hợp không có đề nghị của người gửi/ người nhận về hàng hóa được tìm thấy trong vòng 30 ngày kể từ khi người gửi/ người nhận nhận được thông báo của người vận tải, người vận tải có thể tùy ý xử lý những hàng hóa này và tuân thủ pháp luật của nơi đặt hàng hóa.
3. Điều luật bắt buộc: Bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng vận chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp làm giảm hiệu lực của các điều khoản của Nghị định thư này phải được xóa bỏ và vô hiệu hóa. Việc vô hiệu hóa của một quy định như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các điều khoản khác trong hợp đồng.
4. Trong và ngoài phạm vi hợp đồng
Chế độ trách nhiệm hiện hành điều chỉnh tất cả các khiếu nại phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển trong Mục này, dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm gián tiếp đối với nhân viên, đại lý và thầu phụ liên quan đến trách nhiệm, người vận tải có trách nhiệm đối với các hành động và/ hoặc các sai sót của nhân viên, đại lý và nhà thầu phụ – những người đại diện cho quyền lợi của người vận tải gây ra.
Điều 69. Phương án đền bù và các mức trách nhiệm của người vận tải
1. Mất mát và hư hỏng
a. Việc bồi thường toàn bộ hoặc một phần hàng hóa bị mất hoặc hư hỏng sẽ được tính có tham khảo giá trao đổi hàng hóa hoặc giá thị trường theo thời điểm hiện tại hoặc theo giá trị thông thường của hàng hóa nơi và thời điểm mà hàng hóa được nhận để vận chuyển.
b. Tiền bồi thường sẽ không vượt quá US$ 13 cho một kg hàng hóa bị thiếu hụt hoặc bị hư hỏng.
c. Ngoài ra, người vận tải sẽ phải hoàn trả toàn bộ trong trường hợp mất toàn bộ hoặc một phần. Trong trường hợp mất một phần, các khoản cước vận tải, thuế, thuế quan và các loại phí khác liên quan đến quá trình vận tải.
d. Người vận tải sẽ không phải chịu trách nhiệm them về những hư hỏng them khác.
2. Chậm trễ việc bồi thường của người vận tải đối với hư hỏng do giao hàng chậm, khác với hư hỏng vật lý làm ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa, sẽ được hạn chế ở một mức độ không vượt quá số tiền cước.
3. Khai báo giá trị và/ hoặc lãi suất đặc biệt khi giao hàng, thông qua việc đưa các tuyên bố sau đây của người gửi hàng vào phiếu gửi hàng trước khi vận chuyển và trả them một khoản phí cho việc đó, một giới hạn bồi thường khác cao hơn mức được đề cập ở trên sẽ được người vận tải trả khai báo về giá trị của hàng hóa
a. Trong trường hợp này, giới hạn tại Điều 69 khoản 1, b sẽ được thay thế bởi giá trị nêu trên, và/ hoặc bị khai báo về lãi suất đặc biệt khi giao hàng
b. Trong trường hợp này, người vận tải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại bổ sung, độc lập với bồi thường quy định tại Điều 69 1 và 2
Điều 70. Miễn trừ trách nhiệm của người vận tải.
1. Người vận tải sẽ được miễn trách nhiệm nếu họ chứng minh được rằng sự mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ trong việc giao hàng là do:
a. Trường hợp bất khả kháng
b. Những hỏng hóc vốn có của hàng hóa
c. Sai sót hoặc sự thiếu trách nhiệm của người gửi hàng/ người nhận hàng;
d. Các chỉ dẫn do người khiếu kiện đưa ra dẫn đến kết quả hành động sai hoặc thiếu trách nhiệm của người vận tải
2. Người vận tải phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của phương tiện được sử dụng để vận chuyển hàng hóa.
3. Tùy thuộc vào chứng cứ do người gửi hàng/ người nhận hàng đưa ra, người vận tải sẽ được miễn trách nhiệm nếu họ chứng minh được rằng sự mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ trong việc giao hàng là do:
a. Sử dụng các phương tiện không được che phủ khi việc sử dụng như vậy đã được thống nhất và nêu rõ trong phiếu gửi hàng, trừ trường hợp thiếu hụt không bình thường hoặc mất kiện hàng.
b. Hàng không được bao gói hoặc điều kiện khiếm khuyết của bao gói trong trường hợp hàng hóa theo bản chất có khả năng bị hao hụt hoặc sẽ bị hư hại khi không bao gói hoặc bao gói không phù hợp.
c. Bốc xếp hoặc do hàng hóa do người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người thay mặt người gửi hàng, người nhận hàng thực hiện
d. Bản chất của một vài loại hàng hóa làm cho chúng bị mất mát toàn bộ, một phần hoặc hư hại, đặc biệt do nứt vỡ, rỉ, thối rữa, bị khô, rò rỉ hao hụt thông thường, sinh vật như nhậy hoặc mọt tuy nhiên
4. Nếu việc vận chuyển được thực hiện trên phương tiện được trang bị đặc biệt để bảo vệ hàng hóa khỏi bị ảnh hưởng của nóng, lạnh, thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm của không khí, thì người vận tải phải chứng minh được rằng đã thực hiện các bước thuộc trách nhiệm của mình một cách chi tiết về việc lựa chọn, bảo trì và sử dụng trang thiết bị như vậy và đã tuân thủ các chỉ dẫn cụ thể được đưa ra cho nhà vận tải.
a. Việc đánh dấu hoặc đánh số không đủ hoặc không chính xác của kiện hàng; hoặc
b. Vận chuyển vật nuôi, miễn là người vận tải phải chứng minh đã thực hiện các bước thuộc trách nhiệm của mình một cách chi tiết và đã tuân thủ các chỉ dẫn cụ thể được đưa ra cho nhà vận tải.
Điều 71. Miễn trừ hoặc hạn chế trách nhiệm của người vận tải
Người vận tải sẽ không được miễn trừ hoặc hạn chế trách nhiệm nếu sự mất mát, hư hại và chậm trễ là do lỗi sơ xuất, thiếu trách nhiệm của người làm công, đại lý hoặc thầu phụ của người vận tải.
Điều 72. Khiếu kiện và kiện tụng
1. Ghi chú bảo lưu khi giao hàng
a. Khi nhận hàng, người nhận hàng sẽ kiểm tra số lượng (số kiện và trọng lượng) và chất lượng bên ngoài (tình trạng) của hàng hóa và bao gói hàng hóa và nếu phát hiện hàng hóa thiếu hoặc hư hại thì ngay lập tức lập văn bản nhận xét thích hợp.
b. Nếu sự mất mát, hư hỏng chưa thể hiện ra bên ngoài, thời gian để lập văn bản nhận xét được kéo dài trong thời gian bảy (7) ngày làm việc tính từ ngày nhận hàng.
c. Trong trường hợp không có nhận xét cả người nhận hàng, số lượng và tình trạng của hàng hóa được coi như mô tả trong phiếu gửi hàng.
2. Thời hạn
Tất cả các khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại về mất mát, hư hỏng và chậm trễ của hàng hóa chống lại người vận tải sẽ được hạn chết trong một khoảng thời gian trừ phi có yêu cầu tòa án hoặc trọng tài giải quyết trong vòng một năm.
a. Trong trường hợp mất mát hoặc hư hỏng một phần
a.1. Kể từ khi giao hàng; và
b. Trong trường hợp mất toàn bộ
b.1. Kể từ sau ba mươi (30) ngày tính từ ngày hết hạn giao hàng ghi trong hợp đồng, hoặc nếu không có thời hạn giao hàng ghi trong hợp đồng, thì sau sáu mươi (60) ngày kể từ khi người vận tải nhận hàng.
Tuy nhiên, trong trường hợp do lỗi cố ý của người vận tải, người làm công, đại lý hoặc thầu phụ của người vận tải, thì thời hạn sẽ là ba (3) năm.
3. Quyền tài phán
a. Hành động đòi bồi thường dựa theo Nghị định thư này có thể được đưa tới tòa án của một Bên ký kết:
a.1. Nơi hàng hóa xuất phát hoặc hàng hóa được gửi đến.
a.2. Nơi xảy ra mất mát hoặc hư hại;
a.3. Nơi có trụ sở kinh doanh chính của người vận tải, hoặc
a.4. Nơi cư trú thường xuyên của người khiếu kiện
b. Khiếu kiện đòi bồi thường cũng có thể được trọng tài giải quyết theo một thỏa thuận/ hiệp định mà các Bên liên quant tham gia sau khi nảy sinh khiếu kiện.
MỤC IX TIÊU CHÍ CẤP PHÉP NGƯỜI KINH DOANH VẬN TẢI QUA BIÊN GIỚI
Các nhà kinh doanh vận tải khi thực hiện các hoạt động vận tải quốc tế phải đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện đặt ra trong Mục này của Nghị định thư.
1. Các nhà kinh doanh vận tải phải được Quốc gia của mình cấp phép để thực hiện các hoạt động vận tải quốc tế với điều kiện họ đáp ứng những yêu cầu tối thiểu nêu tại các điều 75, 76, 77 và 78 của Nghị định thư này.
2. Nếu nhà kinh doanh vận tải không phải là người vận tải cụ thể mà là một pháp nhân, hoặc nếu chủ sở hữu doanh nghiệp vận tải mà bản than người này không thỏa mãn các điều kiện, thì người chịu trách nhiệm quản lý thực tế và thường xuyên của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện liên quan đến sự tin cậy và năng lực chuyên môn.
3. Nhà kinh doanh vận tải khi không còn đáp ứng các điều kiện sẽ bị tước Giấy phép.
1. Hơn một nửa số vốn của doanh nghiệp kinh doanh vận tải của một Quốc gia phải do các công dân của Quốc gia đó sở hữu.
2. Doanh nghiệp của một quốc gia cũng phải được điều hành bởi đa số công dân của quốc gia đó.
Người kinh doanh vận tải của một quốc gia phải chưa tứng:
1. Bị kết án vi phạm nghiêm trọng các luật lệ và quy định liên quan của quốc gia đó; hoặc
2. Bị tước khả năng thực hiện công việc vận tải đường bộ do bị phạt vì Điều 72
Phạm các luật hoặc quy định hiện hành trong lĩnh vực vận tải đường bộ; hoặc bị tuyên bố phá sản trừ khi quyền, năng lực, ưu đãi, hoặc năng lực tài chính của người vận tải đó đã được khôi phục hoặc phục hồi theo luật pháp hoặc quy định của quốc gia của người vận tải đó.
Điều 77. Năng lực chuyên môn
Bên ký kết của người kinh doanh vận tải phải làm rõ và khẳng định năng lực của Người kinh doanh vận tải trong việc quản lý kinh tế, cung ứng dịch vụ có chất lượng, cạnh tranh lành mạnh, và vận hành an toàn doanh nghiệp vận tải.
Nhằm mục đích này, Bên ký kết sẽ yêu cầu Người kinh doanh vận tải phải có năng lực trong các lĩnh vực sau đây;
1. Các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh vận tải đường bộ (ví dụ như hợp đồng, nghĩa vụ pháp lý của Người vận tải, luật công ty, luật kế toán, luật lao động, luật thuế);
2. Quản lý hoạt động vận tải (tính toán chi phí và giá thành, biện pháp thanh toán và cấp tài chính, quy định về giá, bảo hiểm, môi giới vận tải, kỹ thuật quản lý, tiếp thị);
3. Các điều kiện và yêu cầu về khả năng tiếp cận thị trường, nếu có (ví dụ tiếp cận chuyên môn, chứng từ vận tải, cạnh tranh bình đẳng, chống phá).
4. Các vấn đề kỹ thuật liên quan đến hoạt động vận vận tải (kích cỡ và trọng lượng phương tiện, lựa chọn phương tiện, bảo dưỡng phương tiện, xếp dỡ hàng hóa, vận chuyển hàng nguy hiểm và hàng mau hỏng, các nguyên tắc bảo vệ môi trường trong giao thông đường bộ) và
5. An toàn đường bộ (ví dụ như các quy tắc đường bộ an toàn giao thông đường bộ, phòng chống và giảm thiểu tai nạn đường bộ).
Điều 78. Năng lực tài chính
1. Người kinh doanh vận tải phải sở hữu phương tiện tài chính đầy đủ để thực hiện chức năng và quản lý doanh nghiệp hoạt động vận tải.
2. Nhằm mục đích đánh giá năng lực tài chính của Người kinh doanh vận tải, các yếu tố sau đây có thể được tính đến: Bảng cân đối thu chi của người kinh doanh vận tải, tài sản, tín dụng tài khoản ngân hàng, khả năng nhận được các khoản vay, khả năng nhận được bảo lãnh ngân hàng, và mức bảo hiểm trách nhiệm có được.
3. Người kinh doanh vận tải phải mua bảo hiểm trách nhiệm hợp đồng của người vận tải.
MỤC X THÔNG QUAN, KIỂM DỊCH ĐỘNG VÀ THỰC VẬT
Điều 79. Các thủ tục thông quan
Tất cả các thủ tục thông quan tại cửa khẩu sẽ được điều chỉnh theo quy định luật pháp từng nước.
Điều 80: Kiểm tra hải quan đối với tài sản cá nhân: cho phép miễn thuế
Tất cả các thủ tục thông quan tại các Trạm kiểm soát biên giới đối với tài sản cá nhân sẽ được điều chỉnh phù hợp với quy định luật pháp của từng nước.
Điều 81. Kiểm dịch động, thực vật
Toàn bộ trình tự kiểm dịch động và thực vật tại cửa khẩu sẽ được quy định theo quy định của luật pháp của từng nước.
MỤC XI CHỈ ĐỊNH CÁC CẶP CỬA KHẨU
Điều 82. Các quy định chung
Việc vận tải hàng hóa và vận tải hành khách qua lại giữa hai nước bằng đường bộ theo các cặp cửa khẩu quy định tại Điều 83 dưới đây, được thực hiện theo hình thức đi thẳng từ nơi giao tới nơi nhận (đối với hàng hóa), từ nơi đi tới nơi đến (đối với hành khách) giữa hai nước được quy định phù hợp tại sổ giấy phép liên vận.
Điều 83. Chỉ định các cặp cửa khẩu
Hai bên ký kết thống nhất chỉ định những tuyến cặp cửa khẩu và đường qua biên giới sau đây để thực hiện Hiệp định theo Bảng dưới đây:
Cửa khẩu Cămpuchia và đường qua biên giới tương ứng |
Cửa khẩu Việt Nam và đường qua biên giới tương ứng |
1. Bavet (svay Riêng) QL1 |
1. Mộc Bài (Tây Ninh), QL22A |
2. Phnom Dền (Ta kẹo), QL2 |
2. Tịnh Biên (An Giang), QL91 |
3. Prek Chau (Lork-kam Pot) QL3 &33 |
3. Xà Xía (Kiên Giang) QL80&63 |
4. Trapeing Plong (Kg. Châm), QL7&72 |
4. Xa Mát (Tây Ninh) QL22 |
Bắt đầu từ 1 tháng 7 năm 2006 |
Bắt đầu từ 1 tháng 7 năm 2006 |
5. OYadav (Andong-Pich- Rantanakiri) Ql78 |
5. Lệ Thanh (Gia Lai) QL19 |
Bắt đầu từ 1 tháng 7 năm 2007 |
Bắt đầu từ 1 tháng 7 năm 2007 |
6. Trapeang Sre (snoul-kratie), QL7&74 |
6. Bon Nuê (Bình Phước) Ql13 |
7. O Raing (Mundulkiri) QL76 |
7. Bu Prang (Đắc Nông) QL 14 |
Các Bên ký kết có thể trao đổi, thống nhất danh sách các cặp cửa khẩu theo từng thời điểm.
Điều 84. Các phí qua biên giới
1. Các Bên ký kết có thể thu các loại phí sau đối với vận tải quá cảnh và vận tải qua biên giới (liên quốc gia) khác, tùy theo các quy định đưa ra trong Nghị định thư này
a. Phí cầu đường: Các phí được thu trực tiếp cho việc sử dụng các tuyến đường, cầu, hầm và phà;
b. Các lệ phí quá tải cho phép, theo từng trường hợp ngoại lệ cụ thể;
c. Lệ phí làm thủ tục hành chính cho thủ tục thông qua lại biên giới;
d. Các phí sử dụng tiện ích hoặc dịch vụ khác
e. Các loại thuế nhiên liệu (đánh vào nhiên liệu được mua trên lãnh thổ quốc gia quá cảnh)
f. Phí bảo trì đường bộ (trong chừng mực không bao gồm trong lệ phí cầu nêu trên)
2. Các Bên ký kết sẽ không thu các loại phí khác đối với vận tải quá cảnh và vận tải qua biên giới khác ngoài những loại liệt kê ở trên.
3. Tuy nhiên, nước kém phát triển nhất (được xác định theo quy định của LHQ về danh sách các nước kém phát triển nhất) có thể áp dụng các mức phí ưu đãi hoặc các lệ phí khác đối với phương tiện được đăng ký trong lãnh thổ của mình, khi thực hiện vận tải nội địa.
MỤC XIII CÁC QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG
Điều 85. Tổ chức thực hiện
1. Các Bên ký kết sẽ ủy quyền các cơ quan/tổ chức sau đây có thẩm quyền cấp giấy phép/ đăng ký vận tải qua biên giới cho các phương tiện vận tải đường bộ của nước mình như sau:
a. Phía Việt Nam:
a.1. Ủy ban quốc gia tạo thuận lợi về GTVT
a.2. Cục đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT
b. Phía Campuchia:
b.1. Ủy ban phối hợp Vận tải quá cảnh quốc gia
b.2. Tổng cục Vận tải, Bộ giao thông công chính
2. Cơ quan có thẩm quyền của các Bên ký kết có trách nhiệm gặp gỡ ít nhất hàng năm để bàn bạc với nhau và, nếu cần, đàm phán các vấn đề có liên quan đến vận tải đường bộ giữa hai nước.
Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau ba (3) tháng kể từ ngày ký cho tới khi Hiệp định hết hiệu lực.
Nghị định thư này có thể được bổ sung và sửa đổi khi có văn bản đề nghị của một Bên ký kết. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đó, các cơ quan có thẩm quyền của hai nước sẽ gặp gỡ để thảo luận việc sửa đổi hoặc bổ sung Nghị định thư.
Điều 88. Tạm đình chỉ thi hành Nghị định thư
Mỗi Bên ký kết có thể tạm thời đình chỉ thi hành toàn bộ hay một phần Nghị định thư này với hiệu lực tức thời trong các trường hợp khẩn cấp ảnh hưởng đến an toàn và an ninh quốc gia của nước mình. Bên ký kết đó sẽ thông báo ngay cho Bên ký kết kia về việc tạm đình chỉ thi hành Nghị định thư. Việc tạm đình chỉ thi hành sẽ chấm dứt ngay say khi tình hình trở lại bình thường.
Điều 89. Gia hạn Nghị định thư
Nghị định thư sẽ mặc nhiên được gia hạn mỗi lần ba (3) năm, trừ phi trước khi hết thời hạn hiệu lực của Nghị định thư sáu mươi (60) ngày, một Bên ký kết thông báo cho Bên kia đề nghị thay thế hoặc bãi bỏ Nghị định thư này.
Kể từ khi có hiệu lực, Nghị định thư này không thể bị từ bỏ một cách riêng rễ khỏi Hiệp định.
Điều 91. Quan hệ giữa Nghị định thư với các thỏa thuận quốc tế khác
Nghị định thư này hoặc bất kỳ một hành động nào được trong khuôn khổ Nghị định thư này không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của hai nước theo các thỏa thuận hoặc công ước quốc tế hiện hành mà hai nước là các Bên ký kết.
Điều 92. Quan hệ của các phụ đính kèm với theo Nghị định thư
Các phụ đính này là một phần không tách rời của Nghị định thư và có giá trị ràng buộc pháp lý như nhau.
Điều 93. Giải quyết tranh chấp
Bất kỳ tranh chấp nào giữa hai Bên ký kết về việc giải thích hay áp dụng Nghị định thư này sẽ được giải quyết trực tiếp hoặc thông qua thương lượng thân thiện.
Các phụ đính:
a. Chiều dài tối đa phương tiện
b. Chiều rộng tối đa của phương tiện
c. Chiều cao tối đa của phương tiện
d. Sơ đồ phần nhô sau của phương tiện
e. Mẫu giấy phép liên vận
f. Mẫu phù hiệu trên phương tiện vận tải liên vận
g. Phiếu gửi hàng mẫu
Để làm bằng, những người ký tên dưới đây, được sự ủy quyền hợp thức, đã ký vào Nghị định thư này.
Làm tại Hà Nội ngày 10 tháng 10 năm 2005 thành hai bản gốc bằng Tiếng Anh./.
ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA |