BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2017/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2017 |
THÔNG TƯ
Căn cứ Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
Căn cứ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hóa chất;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn thi hành và quy định cụ thể:
a) Trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính về quản lý hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;
b) Các loại biểu mẫu để các tổ chức, cá nhân có liên quan sử dụng trong quá trình: lập hồ sơ đề nghị và thẩm định, cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hoá chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp; Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; lập hồ sơ đề nghị và thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp; mẫu Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc; các biểu mẫu báo cáo trong hoạt động hóa chất;
c) Xây dựng Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;
d) Phân loại và ghi nhãn hóa chất;
đ) Xây dựng Phiếu an toàn hóa chất;
e) Khai báo hóa chất nhập khẩu;
g) Chế độ báo cáo về quản lý hóa chất trong ngành Công Thương.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Nhãn hóa chất là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh, được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hóa chất, bao bì thương phẩm của hóa chất hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hóa chất, bao bì thương phẩm của hóa chất.
2. Ghi nhãn hóa chất là việc thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hóa chất lên nhãn hóa chất để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh thông tin, quảng bá cho hóa chất của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
3. Nhãn gốc của hóa chất là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất gắn trên hóa chất, bao bì thương phẩm của hóa chất.
4. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hóa chất bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hóa chất còn thiếu.
5. Bao bì thương phẩm của hóa chất là bao bì chứa đựng hóa chất, lưu thông cùng với hóa chất và gồm hai loại:
a) Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hóa chất, tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hóa chất;
b) Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hóa chất có bao bì trực tiếp.
6. Ngày sản xuất là mốc thời gian hoàn thành công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hóa chất hoặc lô hóa chất đó.
7. Hạn sử dụng của hóa chất là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hóa chất hoặc một lô hóa chất mà sau thời gian này hóa chất không còn giữ được đầy đủ các đặc tính, chất lượng vốn có của nó. Hạn sử dụng của hóa chất được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn sử dụng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn sử dụng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.
9. Lưu thông hoá chất là hoạt động trưng bày, khuyến mại, vận chuyển và lưu giữ hoá chất trong quá trình mua bán hoá chất, trừ trường hợp vận chuyển hóa chất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất từ cửa khẩu về kho lưu giữ.
Điều 3. Thực hiện thủ tục hành chính về quản lý hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp
1. Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
a) Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt cơ sở sản xuất là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;
b) Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở kinh doanh là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.
Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất có kho chứa hóa chất tại địa bàn khác, Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất có trách nhiệm gửi bản sao hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của tổ chức, cá nhân để lấy ý kiến của Sở Công Thương tại địa phương có kho chứa hóa chất. Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt kho chứa có trách nhiệm thẩm định điều kiện của kho chứa và có ý kiến bằng văn bản về việc đáp ứng điều kiện kho chứa theo quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP, gửi Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở kinh doanh làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận. Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất có trách nhiệm gửi Giấy chứng nhận đã cấp cho Sở Công Thương địa bàn có kho chứa để phối hợp trong kiểm tra, giám sát;
c) Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất, đồng thời sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp tại địa phương nơi đặt trụ sở kinh doanh, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp gồm các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP gửi Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở kinh doanh;
2. Cục Hóa chất tiếp nhận hồ sơ, cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
3. Cục Hóa chất tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp của tổ chức, cá nhân; tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế. Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền Cục trưởng Cục Hóa chất cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
4. Cục Hóa chất tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp của tổ chức, cá nhân, trình lãnh đạo Bộ Công Thương thành lập Hội đồng thẩm định, tổ chức thẩm định, trình lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.
5. Cục Hóa chất tiếp nhận thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo hóa chất qua cổng thông tin một cửa quốc gia, xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ và thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết.
Điều 4. Ban hành biểu mẫu
1. Ban hành tại Phụ lục 1 các biểu mẫu hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp:
a) Mẫu 01a: Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;
b) Mẫu 01b: Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;
c) Mẫu 01c: Mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;
d) Mẫu 01d: Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;
đ) Mẫu 01đ: Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;
e) Mẫu 01e: Mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;
g) Mẫu 01g: Mẫu bản kê khai thiết bị, kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất.
2. Ban hành tại Phụ lục 2 các biểu mẫu hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp:
a) Mẫu 02a: Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp;
b) Mẫu 02b: Mẫu văn bản đề nghị gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp;
c) Mẫu 02c: Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp;
d) Mẫu 02d: Mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
3. Ban hành tại Phụ lục 3 các biểu mẫu sử dụng trong quá trình lập hồ sơ đề nghị và thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp:
a) Mẫu 03a: Mẫu văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
b) Mẫu 03b: Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định;
c) Mẫu 03c: Mẫu Biên bản họp Hội đồng thẩm định;
d) Mẫu 03d: Mẫu Phiếu nhận xét, đánh giá;
đ) Mẫu 03đ: Mẫu Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.
4. Ban hành tại Phụ lục 4 mẫu Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc.
5. Ban hành tại Phụ lục 5 các biểu mẫu Báo cáo trong hoạt động hóa chất:
a) Mẫu 05a: Mẫu Báo cáo hoạt động hóa chất (dành cho tổ chức, cá nhân);
b) Mẫu 05b: Mẫu Báo cáo tình hình quản lý và hoạt động hóa chất (dành cho Sở Công Thương).
Điều 5. Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp
1. Thể thức trình bày, bố cục, nội dung Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo hướng dẫn tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này.
2. Đối với đối tượng phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định ban hành Biện pháp, chủ đầu tư gửi 01 bản Quyết định và 01 quyển Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi xây dựng dự án hoạt động hóa chất để giám sát, quản lý.
3. Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Kế hoạch đã được phê duyệt, tổ chức, cá nhân gửi báo cáo về Cục Hóa chất để được hướng dẫn.
Điều 6. Phân loại và ghi nhãn hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất có nghĩa vụ phân loại và ghi nhãn hóa chất, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại hóa chất và thông tin thể hiện trên nhãn hóa chất.
2. Việc phân loại hóa chất được thực hiện theo quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật của GHS từ Phiên bản 2 năm 2007 trở đi. Hướng dẫn chung và tiêu chí phân loại hóa chất theo GHS được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
3. Việc ghi nhãn hóa chất được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này. Nhãn hóa chất bao gồm các nội dung sau:
a) Tên hóa chất;
b) Mã nhận dạng hóa chất (nếu có);
c) Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có);
d) Biện pháp phòng ngừa (nếu có);
đ) Định lượng;
e) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
g) Ngày sản xuất;
h) Hạn sử dụng (nếu có);
i) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất;
k) Xuất xứ hóa chất;
l) Hướng dẫn sử dụng, bảo quản.
4. Vị trí nhãn hóa chất thực hiện theo Điều 4; nhãn phụ hóa chất thực hiện theo khoản 3 Điều 7 và khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Trường hợp do kích thước của nhãn hóa chất không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung được quy định tại các điểm a, i và k khoản 3 Điều này trên nhãn hóa chất, những nội dung còn lại phải ghi trong tài liệu kèm theo hóa chất và trên nhãn hóa chất phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
5. Hình đồ cảnh báo trong vận chuyển hóa chất nguy hiểm được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Xây dựng Phiếu an toàn hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường phải xây dựng Phiếu an toàn hóa chất bao gồm các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục 9 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của Phiếu an toàn hóa chất.
2. Tổ chức, cá nhân phải lưu giữ Phiếu an toàn hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở và đảm bảo tất cả các đối tượng có liên quan đến hóa chất nguy hiểm được cung cấp Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm đó.
Điều 8. Hướng dẫn khai báo hóa chất nhập khẩu
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Ngay sau khi tờ khai hải quan ở trạng thái được thông quan, Hải quan phản hồi đến hệ thống của Bộ Công Thương các thông tin bao gồm mã số khai báo và các thông tin khác nêu tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này.
3. Không áp dụng khai báo hóa chất nhập khẩu đối với các tổ chức, cá nhân mua hóa chất trong lãnh thổ Việt Nam.
4. Khi có thông báo sự cố, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu qua hệ thống dự phòng. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin khai báo hóa chất qua hệ thống dự phòng như khi thực hiện qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.
Điều 9. Chế độ báo cáo
1. Chế độ báo cáo của tổ chức, cá nhân
a) Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của năm trước theo Mẫu số 05a quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này gửi Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tiến hành hoạt động hóa chất để tổng hợp, quản lý, đồng thời gửi Cục Hóa chất;
b) Sau khi hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia được hoàn thiện, chế độ báo cáo định kỳ quy định tại điểm a khoản này sẽ được thực hiện thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia;
c) Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm báo cáo đột xuất tình hình hoạt động hóa chất khi có sự cố xảy ra trong hoạt động hóa chất hoặc chấm dứt hoạt động hóa chất đến Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trước ngày 20 tháng 01 hàng năm, Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo công tác quản lý hóa chất và tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý theo Mẫu số 05b quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này gửi Cục Hóa chất.
3. Khi được yêu cầu, các cơ quan, đơn vị được phân công trách nhiệm tại Điều 10 của Thông tư này có trách nhiệm báo cáo công tác quản lý hóa chất theo chức năng, nhiệm vụ, gửi Cục Hóa chất tổng hợp.
Điều 10. Trách nhiệm của các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương và lực lượng Quản lý thị trường
1. Cục Hóa chất là cơ quan đầu mối của Bộ Công Thương thực hiện quản lý hoạt động hóa chất.
Cục Hóa chất chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung quản lý thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Công Thương:
a) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hóa chất; các chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển ngành hóa chất; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hóa chất;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về quản lý hóa chất;
c) Thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 của Thông tư này;
d) Xây dựng Danh mục hóa chất quốc gia, Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, hệ thống phòng thí nghiệm đánh giá hóa chất mới tại Việt Nam;
đ) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong hoạt động hóa chất.
2. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kỹ thuật an toàn trong hoạt động hóa chất nguy hiểm trong lĩnh vực công nghiệp.
3. Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số chủ trì, phối hợp với Tổng Cục hải quan để duy trì hoạt động hệ thống điện tử của Bộ Công Thương qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
4. Tổng cục Quản lý thị trường hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động hóa chất theo quy định.
5. Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Quản lý, giám sát hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý;
b) Thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật về quản lý hóa chất trên địa bàn quản lý;
d) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý theo quy định;
đ) Giám sát việc thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất, Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và huấn luyện an toàn hóa chất của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý;
e) Thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Luật hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP và các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động hóa chất được phân công, phân cấp.
Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định hoặc kiểm tra xác nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục được thực hiện.
2. Hóa chất sản xuất, nhập khẩu đã thực hiện phân loại hoặc ghi nhãn để đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục lưu thông đến khi hết lô hàng.
3. Điều khoản chuyển tiếp đối với Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
a) Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép trước khi Nghị định số 113/2017/NĐ-CP có hiệu lực được tiếp tục thực hiện cho đến khi Giấy phép, Giấy chứng nhận hết thời hạn;
b) Nếu Giấy chứng nhận, Giấy phép đã được cấp trước khi Nghị định số 113/2017/NĐ-CP có hiệu lực cần điều chỉnh, bổ sung khi chưa hết thời hạn hoặc khi Giấy chứng nhận, Giấy phép hết thời hạn mà tổ chức, cá nhân tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, thì thực hiện như cấp mới Giấy chứng nhận, Giấy phép theo quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP;
c) Đối với hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP mà không thuộc Danh mục hóa chất quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP mà không thuộc Danh mục hóa chất quy định tại Phụ lục 2 của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ, tổ chức, cá nhân phải bổ sung đủ điều kiện, lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép trong vòng 06 (sáu) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Khi các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới.
3. Thông tư này thay thế, bãi bỏ:
a) Thông tư số 01/2006/TT-BCN ngày 11 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp hướng dẫn quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất độc và sản phẩm có hóa chất độc hại, tiền chất ma túy, hóa chất theo tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc dạng quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp;
c) Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
đ) Thông tư số 40/2011/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về khai báo hóa chất;
e) Thông tư số 04/2012/TT-BCT ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất;
g) Thông tư số 07/2013/TT-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp;
h) Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;
i) Điều 6, Điều 7, khoản 1 và khoản 2 Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14, Điều 18 của Thông tư số 42/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Công Thương quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp;
k) Thông tư số 36/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất;
l) Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 của Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa;
m) Điều 2, Điều 3 của Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực;
n) Khoản 1 Điều 4, Điều 5 của Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục 1
CÁC BIỂU MẪU HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH
GIẤY PHÉP, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương)
Ký hiệu |
Mẫu văn bản |
Mẫu 01a |
Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01b |
Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01c |
Mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01d |
Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01đ |
Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01e |
Mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01g |
Mẫu bản kê khai thiết bị, kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất |
Mẫu 01a
Tên tổ chức, cá nhân (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. (2) |
……(3), ngày ….. tháng …. năm …… |
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện …….(4) hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong trong lĩnh vực công nghiệp
Kính gửi: Sở Công Thương............
Tên tổ chức/cá nhân:………………………………………………………. (1)
Địa chỉ trụ sở chính: ……………….., Điện thoại: …………………… Fax: .
Địa chỉ sản xuất, kinh doanh: ……Điện thoại: ………..Fax:.................. .
Loại hình: Sản xuất £ Kinh doanh £
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số ………. do ………………… cấp ngày …… tháng ……… năm……
Đề nghị Sở Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện .............(4) hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp, gồm:
1. Hóa chất sản xuất:
STT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất/tên thành phần (5) |
Khối lượng(6) |
Đơn vị tính(7)
|
Ghi chú |
|||
Tên hóa học |
Mã CAS |
Công thức hóa học |
Hàm lượng |
|||||
1 |
VD: ABC |
Axeton |
67-64-1 |
C3H6O |
30% |
100 |
Tấn/năm |
|
Toluen |
108-88-3 |
C7H8 |
20% |
|||||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Hóa chất kinh doanh:
STT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất/tên thành phần (5) |
Khối lượng(6) |
Đơn vị tính(7)
|
Ghi chú
|
|||
Tên hóa học |
Mã CAS |
Công thức hóa học |
Hàm lượng |
|||||
1 |
VD: ABC |
Axeton |
67-64-1 |
C3H6O |
30% |
500 |
Tấn/năm |
|
Toluen |
108-88-3 |
C7H8 |
20% |
|||||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
………… (1) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Luật hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, nếu vi phạm ………… (1) xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
………… (1) gửi kèm theo hồ sơ liên quan, bao gồm:
…………………………………… (8)…………………………………………
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
|
Ghi chú:
- (1): Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;
- (2): Mã số ký hiệu văn bản của tổ chức, cá nhân;
- (3): Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký trụ sở chính;
- (4): Ghi rõ “sản xuất” hoặc “kinh doanh” hoặc “sản xuất, kinh doanh”;
- (5): Chỉ kê khai các thành phần là chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
- (6): Kê khai khối lượng hóa chất sản xuất, kinh doanh tối đa trong một năm;
- (7): Đơn vị đo khối lượng trên đơn vị thời gian là một năm;
- (8): Tên các giấy tờ kèm theo.
Mẫu 01b
Tên tổ chức, cá nhân (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. (2) |
…..…(3), ngày ….. tháng …. năm …… |
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện …….…(4) hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong trong lĩnh vực công nghiệp
Kính gửi: Sở Công Thương …
Tên tổ chức/cá nhân:…………………………………………….……….(1)
Địa chỉ trụ sở chính :Điện thoại: …………………… Fax:......................
Địa chỉ sản xuất, kinh doanh:…………Điện thoại: ………..Fax:........... .
Loại hình: Sản xuất £ Kinh doanh £
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số ……….do ………………… cấp ngày …… tháng ……… năm……..
Đề nghị Sở Công Thương xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện ………….(4) hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp số …………….(5) ngày…..tháng……năm…., giải trình lý do đề nghị cấp lại:
………...............................................................................................…(6)
………...(1) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Luật hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất , nếu vi phạm ………...(1) xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
………...(1) gửi kèm theo gửi kèm theo hồ sơ liên quan, bao gồm: …………(7)
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(Ký tên và đóng dấu) |
Ghi chú:
- (1): Tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất;
- (2): Ký hiệu văn bản của tổ chức, cá nhân đăng ký lại cấp giấy chứng nhận;
- (3): Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đóng trụ sở chính;
- (4): Ghi rõ “sản xuất” hoặc “kinh doanh” hoặc “sản xuất, kinh doanh”;
- (5): Số hiệu Giấy chứng nhận do Sở Công Thương cấp mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại;
- (6): Thông tin giải trình đề nghị cấp lại, bao gồm các thông tin sửa đổi (nếu có);
- (7): Tên các giấy tờ kèm theo hồ sơ.
Mẫu 01c
Tên tổ chức, cá nhân (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. (2) |
…..…(3), ngày ….. tháng …. năm …… |
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện ….…(4) hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong trong lĩnh vực công nghiệp
Kính gửi: Sở Công Thương …
Tên tổ chức/cá nhân:…………………………..…………………………….. (1)
Địa chỉ trụ sở chính tại: ……………….., Điện thoại: ……Fax
Địa chỉ sản xuất, kinh doanh:……….., Điện thoại: Fax:………….
Loại hình: Sản xuất £ Kinh doanh £
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số ………. do ………………… cấp ngày …… tháng ……… năm……..
Đề nghị Sở Công Thương xem xét cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện …….….(4) hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp số…..…(5) ngày…. tháng….năm……, thông tin đề nghị cấp điều chỉnh bao gồm:…………..(6)
Giải trình lý do đề nghị cấp điều chỉnh:
……………………………………………………………………………(7)
……..…(1) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Luật hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, nếu vi phạm ……..…(1) xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
……..…(1) gửi kèm theo gửi kèm theo hồ sơ liên quan, bao gồm:….……(8)
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
|
Ghi chú:
- (1): Tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất;
- (2): Mã số ký hiệu văn bản của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất;
- (3): Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đóng trụ sở chính;
- (4): Ghi rõ “sản xuất” hoặc “kinh doanh” hoặc “sản xuất, kinh doanh”;
- (5): Số hiệu Giấy chứng nhận do Sở Công Thương cấp mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp điều chỉnh;
- (6): Thông tin đề nghị cấp điều chỉnh bao gồm thông tin trước khi điều chỉnh và thông tin đề nghị điều chỉnh;
- (7): Thông tin giải trình rõ lý do đề nghị cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận;
- (8): Tên các giấy tờ kèm theo hồ sơ.
Mẫu 01d
Tên tổ chức, cá nhân (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. (2) |
….…(3), ngày ….. tháng …. năm …… |
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy phép………(4) hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
trong lĩnh vực công nghiệp
Kính gửi: Bộ Công Thương
Tên tổ chức/cá nhân: ………………………………………………….…(1)
Địa chỉ trụ sở chính tại: ………………, Điện thoại: ………………….. Fax:
Địa chỉ sản xuất, kinh doanh:...Điện thoại: ………………….. Fax.......
Địa chỉ kho chứa hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh:………………………
Loại hình: Sản xuất £ Kinh doanh £
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số ……….do ………………… cấp ngày …… tháng ……… năm……..
Đề nghị Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép …..…(4) hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, gồm:
1. Hóa chất sản xuất:
STT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất/tên thành phần (5) |
Khối lượng(6) |
Đơn vị tính(7)
|
Ghi chú |
|||
Tên hóa học |
Mã CAS |
Công thức hóa học |
Hàm lượng |
|||||
1 |
VD: DEF |
Natri xyanua |
143-33-9 |
NaCN |
5% |
200 |
Kg/năm |
|
Metanol |
67-56-1 |
CH4O |
10% |
|||||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Hóa chất kinh doanh:
STT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất/tên thành phần (5) |
Khối lượng(6) |
Đơn vị tính(7)
|
Ghi chú
|
|||
Tên hóa học |
Mã CAS |
Công thức hóa học |
Hàm lượng |
|||||
1 |
VD: DEF |
Natri xyanua |
143-33-9 |
NaCN |
5% |
400 |
Kg/năm |
|
Metanol |
67-56-1 |
CH4O |
10% |
|||||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
……….(1) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Luật hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, nếu vi phạm ……….(1) xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
……….(1) gửi kèm theo gửi kèm theo hồ sơ liên quan, bao gồm:
…………………………………………………………….…………….(8)
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(Ký tên và đóng dấu) |
Ghi chú:
- (1): Tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép;
- (2): Mã số ký hiệu văn bản của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép;
- (3): Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép đóng trụ sở chính;
- (4): Ghi rõ “sản xuất” hoặc “kinh doanh” hoặc “sản xuất, kinh doanh”;
- (5): Chỉ kê khai các thành phần là chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp quy định tại Phụ lục II của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
- (6): Kê khai khối lượng hóa chất sản xuất, kinh doanh tối đa trong một năm;
- (7): Đơn vị đo khối lượng trên đơn vị thời gian là một năm;
- (8): Tên các giấy tờ kèm theo.
Mẫu 01đ
Tên tổ chức, cá nhân (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. (2) |
…(3)…., ngày ….. tháng …. năm …… |
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Cấp lại Giấy phép…(4)… hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
Kính gửi: Bộ Công Thương
Tên tổ chức, cá nhân: ………………(1)....................................................
Địa chỉ trụ sở chính tại: ………………, Điện thoại: ………………….. Fax:
Địa chỉ sản xuất, kinh doanh:...Điện thoại: ………………….. Fax.......
Địa chỉ kho chứa hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh:………………………
Loại hình: Sản xuất £ Kinh doanh £
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số ………. do ………………… cấp ngày …… tháng ……… năm……..
Đề nghị Bộ Công Thương xem xét cấp lại Giấy phép …(4)… hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp số…(5).. ngày….. tháng….năm……., giải trình lý do đề nghị cấp lại:
……………………………..……(6)…………………………………..……
……….(1) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Luật hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, nếu vi phạm ……….(1) xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
……….(1) xin gửi kèm theo gửi kèm theo hồ sơ liên quan, bao gồm:…....(7)
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
|
Ghi chú:
- (1): Tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp lại Giấy phép;
- (2): Mã số ký hiệu văn bản của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp lại giấy phép;
- (3): Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký cấp lại Giấy phép đóng trụ sở chính;
- (4): Ghi rõ “sản xuất” hoặc “kinh doanh” hoặc “sản xuất, kinh doanh”;
- (5): Số hiệu Giấy phép do Bộ Công Thương cấp mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại;
- (6): Thông tin giải trình rõ lý do đề nghị cấp lại, bao gồm các thông tin sửa đổi (nếu có).
- (7): Thông tin các giấy tờ kèm theo hồ sơ.
Mẫu 01e
Tên tổ chức, cá nhân (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. (2) |
………(3), ngày ….. tháng …. năm …… |
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Cấp điều chỉnh Giấy phép…..…(4) hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
Kính gửi: Bộ Công Thương
Tên tổ chức, cá nhân: ………………(1)....................................................
Trụ sở chính tại: ………………, Điện thoại: ………………….. Fax: ....
Địa chỉ sản xuất, kinh doanh:...Điện thoại: ………………….. Fax.......
Địa chỉ kho chứa hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh:………………………
Loại hình: Sản xuất £ Kinh doanh £
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số ………. do ………………… cấp ngày …… tháng ……… năm……..
Đề nghị Bộ Công Thương xem xét cấp điều chỉnh Giấy phép ….…(4) hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp số…..…(5), thông tin điều chỉnh bao gồm:
……………………………………………………………………………(6)
Giải trình lý do đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép:
……………………………………………………………………………(7)
……….(1) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Luật hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, nếu vi phạm ……….(1) xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
……….(1) xin gửi kèm theo gửi kèm theo hồ sơ liên quan, bao gồm:
……………………………………………………………………….……….(8)
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
|
+Ghi chú:
- (1): Tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp điều chỉnh Giấy phép;
- (2): Mã số ký hiệu văn bản của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp điều chỉnh giấy phép;
- (3): Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký cấp điều chỉnh Giấy phép đóng trụ sở chính;
- (4): Ghi rõ “sản xuất” hoặc “kinh doanh” hoặc “sản xuất, kinh doanh”;
- (5): Số hiệu Giấy phép do Bộ Công Thương cấp mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp điều chỉnh;
- (6): Thông tin đề nghị cấp điều chỉnh bao gồm thông tin trên giấy phép cũ và thông tin đề nghị điều chỉnh.
- (7): Thông tin giải trình rõ lý do đề nghị điều chỉnh Giấy phép;
- (8): Thông tin các giấy tờ kèm theo hồ sơ.
Mẫu 01g
Tên tổ chức, cá nhân (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. (2) |
………(3), ngày ….. tháng …. năm …… |
BẢN KÊ KHAI THIẾT BỊ KỸ THUẬT,
TRANG BỊ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG VÀ AN TOÀN CỦA
CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT
STT |
Tên các thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn trong sản xuất, kinh doanh |
Thông số kỹ thuật chính |
Xuất xứ |
Năm sản xuất |
Thời gian hiệu chuẩn, kiểm định gần nhất |
Thời hạn hiệu chuẩn, kiểm định |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
|
Ghi chú:
- (1): Tên tổ chức, cá nhân;
- (2): Mã số ký hiệu văn bản của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp điều chỉnh giấy phép;
- (3): Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký cấp điều chỉnh Giấy phép đóng trụ sở chính.
Phụ lục 2
CÁC BIỂU MẪU HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH,
GIA HẠN GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
TIỀN CHẤT CÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương)
Ký hiệu |
Mẫu văn bản |
Mẫu 02a |
Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu tiền chất công nghiệp |
Mẫu 02b |
Mẫu văn bản đề nghị gia hạn Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu tiền chất công nghiệp |
Mẫu 02c |
Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu tiền chất công nghiệp |
Mẫu 02d |
Mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu tiền chất công nghiệp |
Mẫu 02a
Tên tổ chức, cá nhân (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……...(2) |
……...(3) , ngày ….. tháng …. năm …… |
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy phép (nhập khẩu/xuất khẩu) tiền chất công nghiệp
Kính gửi: Cục Hóa chất - Bộ Công Thương
Tên tổ chức/cá nhân:………………. …………………………….(1)
Địa chỉ trụ sở chính tại: …………….., Điện thoại: ………… Fax:……………
Địa điểm sản xuất, kinh doanh: ………Điện thoại: ……..Fax: ………....
Loại hình doanh nghiệp: Sản xuất £ Kinh doanh £ Sử dụng ¨
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số: …….. do ………………… cấp ngày …… tháng ……… năm……
Đề nghị Cục Hóa chất xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu tiền chất công nghiệp theo (Hợp đồng số/Thỏa thuận mua bán/đơn đặt hàng/hóa đơn số…) ngày …….tháng……năm ….. ký với/của ………… Nội dung cụ thể như sau:
STT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất/tên thành phần (4) |
Đơn vị tính (kg hoặc lít) |
Số lượng |
|||
Tên hóa học |
Mã CAS |
Công thức hóa học |
Hàm lượng |
||||
1 |
Dung môi.. |
Acetone |
67-64-1 |
C3H6O |
100% |
kg |
100 |
2
|
ABC |
Toluene |
108-88-3 |
C7H8 |
10% |
kg |
200 |
Acetone |
67-64-1 |
C3H6O |
10% |
||||
N |
|
|
|
|
|
|
|
- Mục đích nhập khẩu/xuất khẩu (nêu cụ thể mục đích): ..........................
- Tên cửa khẩu nhập khẩu/xuất khẩu: ..............................
- Nơi làm thủ tục Hải quan:.......................................................
- Phương tiện và điều kiện đảm bảo an toàn vận chuyển: .........................
- Thời gian và số lần thực hiện nhập khẩu/xuất khẩu:
.…......... (1) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Luật hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ và sử dụng tiền chất đúng mục đích, thực hiện các quy định về quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, nếu vi phạm .……….. (1) chịu trách nhiệm trước pháp luật.
…..…... (1) gửi kèm theo hồ sơ liên quan, bao gồm: …………………
Ghi chú: - (1): Tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp; - (2): Mã số ký hiệu văn bản của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép; - (3): Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép đóng trụ sở chính; - (4): Chỉ ghi tên thành phần tiền chất có trong hỗn hợp hàng hóa kèm theo phiếu an toàn hóa chất.
|
Mẫu 02b
Tên tổ chức, cá nhân (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……..(2) |
……..(3), ngày ….. tháng …. năm …… |
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Cấp gia hạn Giấy phép (nhập khẩu/xuất khẩu) tiền chất công nghiệp
Kính gửi: Cục Hóa chất - Bộ Công Thương
Tên tổ chức/cá nhân:………………. …………………………….(1)
Địa chỉ trụ sở chính tại: …………….., Điện thoại: ………… Fax:……………
Địa điểm sản xuất, kinh doanh: …………Điện thoại: ……..Fax: ………...
Loại hình doanh nghiệp: Sản xuất £ Kinh doanh £ Sử dụng ¨
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số ……….do …………………cấp ngày …… tháng ……… năm……
…..…….(1) đã được Cục Hóa chất cấp Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu tiền chất số .... ngày .... tháng .... năm .... , đến nay đã hết hạn nhập khẩu/xuất khẩu, lý do (nêu rõ lý do);
……..….(1) đề nghị Cục Hóa chất xem xét gia hạn Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu số lượng tiền chất còn lại của Giấy phép số … cấp ngày . . . tháng . . . năm . . . Nội dung cụ thể như sau:
STT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất/tên thành phần (4) |
Đơn vị tính (kg hoặc lít) |
Số lượng cấp lần đầu |
Số lượng đã nhập |
Số lượng còn lại |
|||
Tên hóa học |
Mã CAS |
Công thức hóa học |
Hàm lượng |
||||||
1 |
Dung môi.. |
Acetone |
67-64-1 |
C3H6O |
100% |
kg |
100 |
50 |
50 |
2
|
ABC |
Toluene |
108-88-3 |
C7H8 |
10% |
kg |
200 |
100 |
100 |
Acetone |
67-64-1 |
C3H6O |
10% |
||||||
N |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Mục đích nhập khẩu/xuất khẩu (nêu cụ thể mục đích): ..........................
- Tên cửa khẩu nhập khẩu/xuất khẩu: ..............................
- Nơi làm thủ tục Hải quan:.......................................................
- Phương tiện và điều kiện đảm bảo an toàn vận chuyển: ..........................
- Thời gian và số lần thực hiện nhập khẩu/xuất khẩu:
…………..(1) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Luật hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ, và sử dụng tiền chất đúng mục đích, thực hiện các quy định về quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, nếu vi phạm ……..….(1) chịu trách nhiệm trước pháp luật.
…………..(1) gửi kèm theo hồ sơ liên quan, bao gồm: ………………...
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
|
Ghi chú:
- (1): Tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp;
- (2): Mã số ký hiệu văn bản của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép;
- (3): Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép đóng trụ sở chính;
- (4): Chỉ ghi tên thành phần tiền chất có trong hỗn hợp hàng hóa kèm theo phiếu an toàn hóa chất.
Mẫu 02c
Tên tổ chức, cá nhân (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …….(2) |
….….(3), ngày ….. tháng …. năm …… |
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Cấp lại Giấy phép (nhập khẩu/xuất khẩu) tiền chất công nghiệp
Kính gửi: Cục Hóa chất - Bộ Công Thương
Tên tổ chức/cá nhân:………………. …………………………….(1)
Địa chỉ trụ sở chính tại: …………….., Điện thoại: ………… Fax:……………
Địa điểm sản xuất, kinh doanh: …………Điện thoại: ……..Fax: ……....
Loại hình doanh nghiệp: Sản xuất £ Kinh doanh £ Sử dụng ¨
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số ………. do ………………… cấp ngày …… tháng ……… năm…….
…….….(1) đã được Cục Hóa chất cấp Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu tiền chất số .... ngày .... tháng .... năm ..... Hiện nay Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu tiền chất của ………..(1) bị mất/ sai sót/ hư hỏng/ thay đổi về thông tin (nêu rõ lý do mất, sai sót, hư hỏng.....);
…….….(1) đề nghị Cục Hóa chất xem xét cấp lại Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu tiền chất công nghiệp. Nội dung cụ thể như sau:
STT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất/tên thành phần (4) |
Đơn vị tính (kg hoặc lít) |
Số lượng |
|||
Tên hóa học |
Mã CAS |
Công thức hóa học |
Hàm lượng |
||||
1 |
Dung môi.. |
Acetone |
67-64-1 |
C3H6O |
100% |
kg |
100 |
2
|
ABC |
Toluene
|
108-88-3 |
C7H8 |
10% |
kg |
200 |
Acetone |
67-64-1 |
C3H6O |
10% |
||||
n |
|
|
|
|
|
|
|
- Mục đích nhập khẩu/xuất khẩu (nêu cụ thể mục đích): ..........................
- Tên cửa khẩu nhập khẩu/xuất khẩu: ..............................
- Nơi làm thủ tục Hải quan:.......................................................
- Phương tiện và điều kiện đảm bảo an toàn vận chuyển: ..........................
- Thời gian và số lần thực hiện nhập khẩu/xuất khẩu:
………..(1) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Luật hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ, và sử dụng tiền chất đúng mục đích, thực hiện các quy định về quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, nếu vi phạm………..(1) chịu trách nhiệm trước pháp luật.
………..(1) gửi kèm theo hồ sơ liên quan, bao gồm: ……………….
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
|
Ghi chú:
- (1): Tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp;
- (2): Mã số ký hiệu văn bản của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép;
- (3): Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép đóng trụ sở chính;
- (4): Chỉ ghi tên thành phần tiền chất có trong hỗn hợp hàng hóa kèm theo phiếu an toàn hóa chất.
Mẫu 02d
Tên tổ chức, cá nhân (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ….….(2) |
….….(3) , ngày ….. tháng …. năm …… |
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Cấp điều chỉnh Giấy phép (nhập khẩu/xuất khẩu) tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp
Kính gửi: Cục Hóa chất - Bộ Công Thương
Tên tổ chức/cá nhân:………………. …………………………….(1)
Địa chỉ trụ sở chính tại: ……………….. Điện thoại: ………… Fax:…………
Địa điểm sản xuất, kinh doanh: …………Điện thoại: ……..Fax:………....
Loại hình doanh nghiệp: Sản xuất £ Kinh doanh £ Sử dụng ¨
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số ………. do ………………… cấp ngày …… tháng ……… năm…….
……….(1) đã được Cục Hóa chất cấp Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu tiền chất số .... ngày .... tháng .... năm ..... Hiện nay Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu tiền chất của ……….(1) bị mất/ sai sót/ hư hỏng/ thay đổi về thông tin (nêu rõ lý do mất, sai sót, hư hỏng.....);
……….(1) đề nghị Cục Hóa chất xem xét cấp lại Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu tiền chất công nghiệp. Nội dung cụ thể như sau:
STT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất/tên thành phần (4) |
Đơn vị tính (kg hoặc lít) |
Số lượng |
|||
Tên hóa học |
Mã CAS |
Công thức hóa học |
Hàm lượng |
||||
1 |
Dung môi.. |
Acetone |
67-64-1 |
C3H6O |
100% |
kg |
100 |
2
|
ABC |
Toluene
|
108-88-3 |
C7H8 |
10% |
kg |
200 |
Acetone |
67-64-1 |
C3H6O |
10% |
||||
n |
|
|
|
|
|
|
|
- Mục đích nhập khẩu/xuất khẩu (nêu cụ thể mục đích): ..........................
- Tên cửa khẩu nhập khẩu/xuất khẩu: ..............................
- Nơi làm thủ tục Hải quan:.......................................................
- Phương tiện và điều kiện đảm bảo an toàn vận chuyển: ..........................
- Thời gian và số lần thực hiện nhập khẩu/xuất khẩu:
…..….(1) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Luật hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ, và sử dụng tiền chất đúng mục đích, thực hiện các quy định về quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, nếu vi phạm …..….(1) chịu trách nhiệm trước pháp luật.
…..….(1) gửi kèm theo hồ sơ liên quan, bao gồm: …………………
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
|
Ghi chú:
- (1): Tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp;
- (2): Mã số ký hiệu văn bản của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép;
- (3): Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép đóng trụ sở chính;
- (4): Chỉ ghi tên thành phần tiền chất có trong hỗn hợp hàng hóa kèm theo phiếu an toàn hóa chất.
Phụ lục 3
CÁC BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ VÀ THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương)
Ký hiệu |
Mẫu văn bản |
Mẫu 03a |
Mẫu văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất |
Mẫu 03b |
Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định |
Mẫu 03c |
Mẫu Biên bản họp Hội đồng thẩm định |
Mẫu 03d |
Mẫu Phiếu nhận xét, đánh giá |
Mẫu 03đ |
Mẫu báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định |
Mẫu 03a
Tên tổ chức, cá nhân (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …….(2) |
..……(3), ngày ….. tháng …. năm …… |
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất)
Tên tổ chức/cá nhân: ………………………………………………… (1)
Địa chỉ trụ sở chính: …….., Điện thoại: …………… Fax:…….……
Dự án/Cơ sở hoạt động hóa chất:……………………………………. (4)
Địa điểm thực hiện: …………………………………………………….
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số ……….do ………………… cấp ngày …… tháng ……… năm……
Đề nghị Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) thẩm định Kế hoạch………...(5)
……………… (1) xin cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Xin gửi kèm theo:
- Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất: …………. (6);
- Các tài liệu kèm theo (nếu có) …………. (7)./.
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN (Ký tên và đóng dấu) |
Ghi chú:
- (1): Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
- (2): Mã số ký hiệu văn bản của tổ chức, cá nhân;
- (3): Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký trụ sở chính;
- (4): Ghi đầy đủ tên của dự án, cơ sở hoạt động hóa chất theo hồ sơ dự án hoặc đăng ký thành lập cơ sở;
- (5): Tên Kế hoạch (thể hiện rõ tên dự án/cơ sở, tên tổ chức/cá nhân và phù hợp với phạm vi, đối tượng của Kế hoạch);
- (6): Ghi số lượng bản Kế hoạch gửi trong hồ sơ;
- (7): Tên các giấy tờ kèm theo hồ sơ.
Mẫu 03b
BỘ CÔNG THƯƠNG _______________________ Số: …./QĐ-BCT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……, ngày …. tháng …. năm ….. |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó
sự cố hóa chất của…….…(1)
__________________________________
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
Căn cứ Thông tư số ../2017/TT-BCT ngày .. tháng .. năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
Xét đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của ………(2),
Theo đề nghị của ………(3),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất ……....(1) do ………(2) đề nghị gồm các ông, bà có tên sau đây:
1.
2.
n.
Điều 2. Thời gian thẩm định dự kiến……………………..
Điều 3. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định những nội dung của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nêu tại Điều 1.
Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 4. Kinh phí thẩm định………….
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
………(3), Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Ghi chú:
- (1): Tên Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (thể hiện rõ tên dự án/cơ sở, tên tổ chức/cá nhân và phù hợp với phạm vi, đối tượng của Kế hoạch);
- (2): Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
- (3): Thủ trưởng cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
Mẫu 03c
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …….., ngày…..tháng……năm……. |
BIÊN BẢN
Họp thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất …………………….(1)
Thực hiện quy định về thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của Bộ Công Thương đã tiến hành họp thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất ……….(1)
Thời gian bắt đầu: …………………………………
Địa điểm: …………………………………………..
I. Thành phần tham dự
- Hội đồng thẩm định
………………………………………………………………………..
Số thành viên có mặt:…/….. thành viên.
Số thành viên vắng mặt: …/… thành viên. Thành viên vắng mặt là:…
Chủ trì: …………………………………………………………………
Thư ký: ………………………………………………………………...
- Đại diện……(2)
…………………………………………………………………………..
II. Thông tin về dự án/cơ sở hoạt động hóa chất
Dự án/Cơ sở hoạt động hóa chất:……………………………………. (3)
Địa điểm thực hiện: …………………………………………………….
Chủ đầu tư/Tổ chức, cá nhân quản lý, điều hành: ………...…….…… (2)
Địa chỉ trụ sở chính: ……….., Điện thoại: …………… Fax:…….……
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số do ………… cấp ngày …… tháng ……… năm……
II. Nội dung
……………………………………………………………………………
III. Kết luận
…………………………………………………………………………….
Cuộc họp kết thúc vào ………. ngày ……. tháng ……….. năm ………/
THƯ KÝ |
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG |
Ghi chú:
- (1): Tên Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (thể hiện rõ tên dự án/cơ sở, tên tổ chức/cá nhân và phù hợp với phạm vi, đối tượng của Kế hoạch);
- (2): Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân;
- (3): Ghi đầy đủ tên của dự án, cơ sở hoạt động hóa chất theo hồ sơ dự án hoặc đăng ký thành lập cơ sở.
Mẫu 03d
BỘ CÔNG THƯƠNG HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH __________________________ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________________________________________________________ |
|
…., ngày tháng năm …. |
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
………………………………………………………(1)
1. Tên Kế hoạch: Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất …..…………
…………………………………………………………………………………(1)
Dự án/Cơ sở hoạt động hóa chất:…………………………………………. (2)
Địa điểm thực hiện: ………………………………………………………….
Chủ đầu tư/Tổ chức, cá nhân quản lý, điều hành: ………………………… (3)
2. Họ tên người nhận xét:
Chức vụ:
Cơ quan:
3. Kết quả đánh giá (thành viên Hội đồng ký vào ô đã lựa chọn):
- Đồng ý thông qua Kế hoạch |
|
|
|
- Đồng ý thông qua Kế hoạch nhưng yêu cầu phải chỉnh sửa bổ sung |
|
|
|
- Không đồng ý thông qua Kế hoạch |
|
|
4. Ý kiến nhận xét:
4.1 Các nội dung đạt yêu cầu
…………………………………………………………………………………
4.2 Các nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung
………………………………………………………………………………….
Người nhận xét, đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
- (1): Tên Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (thể hiện rõ tên dự án/cơ sở, tên tổ chức/cá nhân và phù hợp với phạm vi, đối tượng của Kế hoạch);
- (2): Ghi đầy đủ tên của dự án, cơ sở hoạt động hóa chất theo hồ sơ dự án hoặc đăng ký thành lập cơ sở;
- (3): Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân.
Mẫu 03đ
TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …….(2) |
..……(3), ngày ….. tháng …. năm …… |
BÁO CÁO
Giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó
sự cố hóa chất
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất)
Tên tổ chức/cá nhân: ………………………………………………… (1)
Địa chỉ trụ sở chính: …………., Điện thoại: …………… Fax:…….……
Dự án/Cơ sở hoạt động hóa chất:………………………………………. (4)
Địa điểm thực hiện: …………………………………………………….
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số ……….do ………………… cấp ngày …… tháng ……… năm……
Căn cứ Biên bản họp thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất ……...(5) ngày …. tháng …. năm, …………… (1) đã chỉnh sửa, bổ sung Kế hoạch theo ý kiến của Hội đồng thẩm định.
…………… (1) giải trình, tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định như sau:
TT |
Ý kiến của Hội đồng |
Ý kiến giải trình, tiếp thu |
Trang |
|
|||
1 |
|
|
|
|
|||
n |
|
|
|
|
|||
|
…………… (1) báo cáo, đề nghị Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất ……...(5)./.
|
||||||
Ghi chú:
- (1): Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
- (2): Mã số ký hiệu văn bản của tổ chức, cá nhân;
- (3): Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký trụ sở chính;
- (4): Ghi đầy đủ tên của dự án, cơ sở hoạt động hóa chất theo hồ sơ dự án hoặc đăng ký thành lập cơ sở;
- (5): Tên Kế hoạch (thể hiện rõ tên dự án/cơ sở, tên tổ chức/cá nhân và phù hợp với phạm vi, đối tượng của Kế hoạch).
Phụ lục 4
MẪU PHIẾU KIỂM SOÁT MUA, BÁN HÓA CHẤT ĐỘC
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017của Bộ Công Thương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________________________________________
PHIẾU KIỂM SOÁT MUA, BÁN HÓA CHẤT ĐỘC
Căn cứ Nghị định số ….../…./NĐ-CP ngày .. tháng .. năm … của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
Căn cứ Thông tư số …./…./TT-BCT ngày … tháng … năm ……… của Bộ Công Thương …..,
BÊN BÁN
Tên tổ chức/cá nhân:……… (1)………………………………………. ……….
Địa chỉ trụ sở: …………………..Điện thoại: ……… Fax:..............................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số ………. do ………………… cấp ngày …… tháng ……… năm………
Tên người đại diện:………………………………………………………………
Giấy CMND/ CCCD/ Hộ chiếu người đại diện: số………, cấp ngày….tháng……năm…………… tại………………………………………………………………………………
BÊN MUA
Tên tổ chức/các nhân:……… (1)……………………………………. ………..
Địa chỉ trụ sở: …………………..Điện thoại: ……… Fax:..............................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số ………. ngày …… tháng ….. năm …do ………………… cấp ngày …… tháng ……… năm……
Tên người đại diện:………………………………………………………….......
Giấy CMND/ CCCD/ Hộ chiếu người đại diện: số…………., cấp ngày….tháng……năm…… tại………………………………………………………………………………
Thông tin mua, bán hóa chất độc gồm các nội dung sau:
TT |
Tên thương mại |
Nhận dạng hóa chất độc |
Mục đích sử dụng |
|||||
Tên hóa học
|
Mã số CAS |
Công thức hóa học |
Khối lượng |
Sản xuất |
Kinh doanh |
Sử dụng
|
||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
n… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Bên bán hàng cung cấp các thông tin đầy đủ về hóa chất độc cho bên mua hàng. Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc được Bên mua, Bên bán lưu giữ ít nhất 05 năm và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
(Ký tên và đóng dấu) |
(2)….., ngày … tháng … năm …… |
Ghi chú:
(1): Tên tổ chức, cá nhân mua và bán hóa chất độc.
(2): Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân bán hàng.
Phụ lục 5
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương)
Ký hiệu |
Mẫu văn bản |
Mẫu 05a |
Mẫu Báo cáo hoạt động hóa chất (dành cho tổ chức, cá nhân) |
Mẫu 05b |
Mẫu Báo cáo tình hình quản lý và hoạt động hóa chất (dành cho Sở Công Thương) |
Mẫu 05a
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN Số: ……. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (1)………., ngày tháng năm ….. |
Kính gửi: Sở Công Thương……………. (2)
Thực hiện quy định của Thông tư số ......./…./TT-BCT ngày …. tháng .... năm …. của Bộ Công Thương quy định ………, (Tên tổ chức, cá nhân) báo cáo tình hình hoạt động hóa chất năm ……. như sau:
Phần I: THÔNG TIN CHUNG
1. Tên tổ chức/ cá nhân:
2. Địa chỉ trụ sở chính:
Điện thoại: Fax:
3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh số …….do ……………… cấp ngày …… tháng ……… năm……
4. Mã số thuế:
5. Danh sách các cơ sở hoạt động hóa chất
STT |
Tên cơ sở |
Địa chỉ |
Điện thoại |
Fax |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần II: XUẤT NHẬP KHẨU HÓA CHẤT
2.1. Xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp, hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
STT |
Tên Hóa chất
|
Hàm lượng |
Số |
Ngày cấp |
Hoạt động |
Số lượng thực nhập, xuất khẩu (Kg) |
Nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu |
Tờ khai Hải quan (số, ngày/tháng/ năm) |
Tên tổ chức nước ngoài mua hoặc bán hóa chất, địa chỉ liên hệ |
Dự kiến mua năm sau (Kg) |
|||
NK |
XK |
NKNĐ |
XKNĐ |
|
|
|
|||||||
1. |
|
|
.................... |
|
¨ |
¨ |
¨ |
¨ |
|
|
|
|
|
|
|
|
.................... |
|
¨ |
¨ |
¨ |
¨ |
|
|
|
|
|
|
|
|
.................... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.................... |
|
¨ |
¨ |
¨ |
¨ |
|
|
|
|
|
|
|
|
.................... |
|
¨ |
¨ |
¨ |
¨ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2. Xuất, nhập khẩu các hóa chất khác
STT |
Tên Hóa chất
|
Hàm lượng |
Tổng lượng nhập khẩu trong năm |
Tổng lượng xuất khẩu trong năm |
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần III: BÁO CÁO MUA BÁN HÓA CHẤT TRONG NƯỚC
Nội dung báo cáo yêu cầu đối với các hóa chất là tiền chất công nghiệp, hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và hóa chất Sản xuất kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.
- Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp số…. ngày…tháng….năm… của Bộ Công Thương (nếu có);
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hoá chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp số…. ngày…tháng….năm… của Sở Công Thương (nếu có).
STT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất/tên thành phần |
Tên tổ chức cá nhân mua, bán hóa chất, địa chỉ, Số điên thoại liên hệ |
Mã số thuế |
Số hóa đơn |
Hoạt động (Mua/bán) |
Khối lượng (kg) |
Mục đích sử dụng bên mua (4) |
Lượng tồn kho đến hết năm 2017 (5) |
Dự kiến mua năm sau |
|||
Tên hóa chất |
Mã CAS |
Hàm lượng |
|
Mua |
Bán |
|
|||||||
1 |
|
|
|
1. |
|
|
1- |
¨ |
¨ |
|
|
|
|
|
|
|
2- |
¨ |
¨ |
|
|
||||||
|
|
|
n- |
¨ |
¨ |
|
|
||||||
2. |
|
|
1- |
¨ |
¨ |
|
|
|
|
||||
|
|
|
2- |
¨ |
¨ |
|
|
||||||
|
|
|
n- |
¨ |
¨ |
|
|
||||||
n. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần IV: KHAI BÁO HÓA CHẤT SẢN XUẤT VÀ BÁO CÁO SẢN XUẤT CÁC LOẠI HÓA CHẤT KHÁC
- Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp số…. ngày…tháng….năm… của Bộ Công Thương (nếu có);
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hoá chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp số…. ngày…tháng….năm… của Sở Công Thương (nếu có).
STT |
Cơ sở sản xuất |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất/tên thành phần |
Khối lượng sản xuất |
Mục đích sản xuất (6) |
Lượng sản xuất dự kiến năm sau (7) |
||
Tên hóa chất |
Mã CAS |
Hàm lượng |
||||||
I. Khai báo hóa chất sản xuất |
||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Báo cáo sản xuất các loại hóa chất khác |
||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần V: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT
- Cơ sở sử dụng hóa chất 1:
Tên cơ sở: ………………………………………………… Địa chỉ:…………………………………………………….
STT |
Tên thương mại |
Tên hóa chất (tên thành phần chính) |
Mã số CAS
|
Nồng độ hoặc hàm lượng |
Khối lượng sử dụng (Kg/năm) |
Mã mục đích sử dụng (8) |
Mục đích sử dụng |
I |
Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh |
|
|
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện |
|
|
||||
II.1 |
Tiền chất công nghiệp |
|
|
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
N |
|
|
|
|
|
|
|
II.2 |
Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện khác |
|
|
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
III |
Hóa chất nguy hiểm khác |
|
|
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
- Cơ sở sử dụng hóa chất n: ……….
Phần VI: CÔNG TÁC AN TOÀN HÓA CHẤT
1. Tình hình chung thực hiện quy định về an toàn hóa chất
- Đã xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất: có/không
- Trong năm có thay đổi nội dung Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất: có/không.
Trong trường hợp có thay đổi đề nghị nêu rõ nguyên nhân.
- Trong năm có tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất theo Kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã xây dựng: có/không
Trường hợp có tổ chức diễn tập đề nghị nêu rõ thời gian, địa điểm tổ chức, các cơ quan, đơn vị tham gia, phối hợp.
2. Tình hình tai nạn, sự cố
TT |
Cơ sở xảy ra sự cố hóa chất |
Tên hóa chất có liên quan |
Mã số CAS |
Hậu quả đối với cơ sở |
Hậu quả đối với khu vực xung quanh |
Khoảng cách xa nhất chịu ảnh hưởng |
Nguyên nhân chính (vận hành/thiết bị) |
||||
|
|
|
|
Số người chết |
Số người bị ảnh hưởng sức khỏe |
Ước tính thiệt hại vật chất |
Số người chết |
Số người bị ảnh hưởng sức khỏe |
Ước tính thiệt hại vật chất |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Báo cáo chi tiết nguyên nhân, diễn biến, hậu quả và quá trình khắc phục từng sự cố: ………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Tình hình thực hiện huấn luyện an toàn hóa chất
TT |
Đợt huấn luyện
|
Giảng viên |
Số người được huấn luyện |
Số người đạt yêu cầu |
Ghi chú |
I |
NHÓM 1: |
|
|
||
1 |
Ngày….tháng…năm |
Họ tên Trình độ, chức vụ công tác |
|
|
|
|
|
|
|||
n |
Ngày….tháng…năm |
Họ tên Trình độ, Chức vụ công tác |
|
|
|
|
|
|
|||
II |
NHÓM 2: |
|
|
||
1 |
Ngày….tháng…năm |
Họ tên Trình độ, Chức vụ công tác |
|
|
|
|
|
|
|||
n |
Ngày….tháng…năm |
Họ tên Trình độ, chức vụ công tác |
|
|
|
III |
NHÓM 3: |
|
|
||
1 |
Ngày….tháng…năm |
Họ tên Trình độ, Chức vụ công tác |
|
|
|
|
|
|
|||
n |
Ngày….tháng…năm |
Họ tên Trình độ, chức vụ công tác |
|
|
|
Nơi nhận: - Như trên; - Cục Hóa chất; - ……….. |
…(1).., ngày … tháng … năm …….. |
Ghi chú:
- (1): Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép đóng trụ sở chính;
- (2): Sở Công Thương nơi đặt cơ sở hoạt động hóa chất;
- (3): Số giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất, số Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;
- (4): Chỉ yêu cầu báo cáo đối với các hóa chất là tiền chất công nghiệp;
- (5) Chỉ áp dụng với báo cáo tình hình hoạt động hóa chất năm 2018;
- (6): Chỉ yêu cầu bào cáo đối với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp và tiền chất công nghiệp;
- (7): Chỉ yêu cầu bào cáo đối với khai báo hóa chất sản xuất;
- (8): Sử dụng các mã phù hợp với mục đích sử dụng chung được liệt kê tại bảng dưới đây:
Mã danh mục sử dụng |
Danh mục sử dụng |
01 |
Các chất trung gian |
02 |
Dung môi cho sơn, véc ni, chất phủ, mực in và sản phẩm diệt khuẩn |
03 |
- Dung môi cho chất kết dính, chất kết dính nhạy áp suất |
04 |
- Dung môi làm sạch và tẩy nhờn kim loại |
05 |
- Dung môi để làm sạch vải (công nghiệp giặt là, sấy khô) |
06 |
- Dung môi làm sạch khác |
07 |
- Dung môi để sản xuất và chế biến hóa chất |
08 |
- Dung môi cho sol khí |
09 |
- Dung môi khác |
10 |
- Bộ điều chỉnh quy trình hóa học |
11 |
- Chất tạo màu |
12 |
- Sản phẩm giặt và làm sạch sử dụng trong công nghiệp |
13 |
- Sản phẩm giặt và làm sạch sử dụng trong hộ gia đình, cơ quan |
14 |
- Đánh bóng và pha trộn sáp (ví dụ như sàn, xe hơi, da) |
15 |
- Sơn và lớp phủ (bao gồm sơn lót) |
16 |
- Mực in và toners (gồm mực in cho văn phòng phẩm và resist inks - in cán) |
17 |
- Chất chống ăn mòn cho sơn đáy tàu, chất chống ăn mòn cho lưới cá |
18 |
- Các sản phẩm diệt khuẩn (I) (Trên/ trong sản phẩm) |
19 |
- Các sản phẩm diệt khuẩn (II) [Không trên/ trong sản phẩm] sử dụng trong công nghiệp |
20 |
- Các sản phẩm diệt khuẩn (III) sử dụng trong hộ gia đình, cơ quan |
21 |
- Các sản phẩm nổ [bao gồm pháo hoa] |
22 |
- Làm mát không khí, khử mùi |
23 |
- Chất kết dính và chất bịt kín |
24 |
- Vật liệu cảm quang, vật liệu chụp ảnh và vật liệu tấm in |
25 |
- Sản phẩm dệt may (bao gồm chế biến vải không dệt) |
26 |
- Sản phẩm giấy và bảng |
27 |
- Sản phẩm nhựa |
28 |
- Sản phẩm cao su |
29 |
- Sản phẩm da |
30 |
- Sản phẩm thủy tinh, tráng men và xi măng |
31 |
- Sản phẩm gốm sứ, gốm mỏng và chịu lửa |
32 |
- Sản phẩm bánh mài, hợp chất mài, vật liệu ma sát và chất bôi trơn thể rắn |
33 |
- Sản phẩm kim loại |
34 |
- Hóa chất xử lý bề mặt |
35 |
- Sản phẩm hàn |
36 |
- dung dịch thủy lực, dầu cách điện, dầu chế biến, dầu bôi trơn (VD. Dầu làm trơn động cơ, dầu ổ trục, dầu máy nén, dầu mỡ) |
37 |
- Chất lỏng sử dụng trong xử lý kim loại (ví dụ: dầu cắt, dầu cán, dầu ép, dầu làm nguội), dầu chống rỉ |
38 |
- Sản phẩm điện và điện tử |
39 |
- Pin điện, ác quy |
40 |
- Hóa chất xử lý nước |
41 |
- Chất làm khô và chất hấp thụ |
42 |
- chất lỏng truyền nhiệt |
43 |
- Sản phẩm chống đóng băng và xả băng |
44 |
- Phụ gia cho vật liệu xây dựng và các sản phẩm xây dựng (ví dụ: phụ gia bê tông, chất ngâm tẩm gỗ) |
45 |
- Chất phụ gia cho vật liệu xây dựng và sản phẩm xây dựng (VD. Chất tan chảy tuyết, điều hòa đất, bình cứu hỏa) |
46 |
- Hóa chất tuyển nổi |
47 |
- Nhiên liệu và phụ gia nhiên liệu |
48 |
Mục đích sử dụng khác |
Mẫu 05b
UBND……….. SỞ CÔNG THƯƠNG Số: …………../- ….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……, ngày ……… tháng …… năm ………. |
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT
Kính gửi: Bộ Công Thương
Căn cứ Luật hóa chất;
Căn cứ Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
Căn cứ Thông tư………….;
Sở Công Thương………. báo cáo tình hình quản lý và hoạt động hóa chất trên địa bàn…… như sau:
I. Thông tin chung về tình hình hoạt động hóa chất
1. Thông tin về cơ sở sản xuất hóa chất
Tổng số cơ sở sản xuất |
Số cơ sở sản xuất hóa chất |
Đã được phê duyệt Kế hoạch |
Đã xây dựng Biện pháp |
|||
Tiền chất công nghiệp |
HC có điều kiện khác |
HC hạn chế |
HC cấm |
|||
|
|
|
|
|
|
|
Đánh giá chung:…………………………………………………………
2. Thông tin về cơ sở kinh doanh hóa chất
Tổng số cơ sở kinh doanh |
Số cơ sở kinh doanh hóa chất |
Đã được phê duyệt Kế hoạch |
Đã xây dựng Biện pháp |
|||
Tiền chất công nghiệp |
HC có điều kiện khác |
HC hạn chế |
HC cấm |
|||
|
|
|
|
|
|
|
Đánh giá chung:…………………………………………………………
3. Thông tin về cơ sở sử dụng hóa chất
Tổng số cơ sở sử dụng hóa chất |
Số cơ sở sử dụng hóa chất |
Đã được phê duyệt Kế hoạch |
Đã xây dựng Biện pháp |
|||
Tiền chất công nghiệp |
HC có điều kiện khác |
HC hạn chế |
HC cấm |
|||
|
|
|
|
|
|
|
Đánh giá chung:………………………………………………….
II. Tình hình quản lý hóa chất
1. Tình hình cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
1.1. Giấy chứng nhận đã cấp trong năm …….
STT |
Tên tổ chức, cá nhân |
Mã số đăng ký DN/HTX/HKD |
Giấy chứng nhận (Số, ngày) |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất/ thành phần |
Hoạt động |
Quy mô (tấn/năm) |
||
Tên HC |
Mã số CAS |
Sản xuất |
Kinh doanh |
||||||
1 |
|
|
|
1. |
|
|
¨ |
¨ |
|
2. |
|
|
¨ |
¨ |
|
||||
n. |
|
|
¨ |
¨ |
|
||||
2 |
|
|
|
1. |
|
|
¨ |
¨ |
|
2. |
|
|
¨ |
¨ |
|
||||
n. |
|
|
¨ |
¨ |
|
||||
n |
|
|
|
|
|
|
¨ |
¨ |
|
1.2. Công tác phối hợp thẩm định điều kiện kho chứa để cấp Giấy chứng nhận trong năm …..
STT |
Tên tổ chức, cá nhân |
Mã số đăng ký DN/HTX/HKD |
Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận |
|
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
2. Công tác quản lý an toàn hóa chất
2.1. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã tiếp nhận trong năm …..
STT |
Tên tổ chức, cá nhân |
Mã số đăng ký DN/HTX/HKD |
Địa điểm dự án, cơ sở hóa chất |
|
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
2.2. Các đợt diễn tập phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã chứng kiến trong năm …..
STT |
Tên tổ chức, cá nhân |
Mã số đăng ký DN/HTX/HKD |
Địa điểm dự án, cơ sở hóa chất |
|
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
2.3. Tình hình sự cố hóa chất trong năm …..
Tổng số sự cố xảy ra:...............................................
TT |
Cơ sở xảy ra sự cố hóa chất |
Tên hóa chất có liên quan |
Mã số CAS |
Hậu quả |
Khoảng cách xa nhất chịu ảnh hưởng |
Nguyên nhân chính |
||
Số người chết |
Số người bị ảnh hưởng sức khỏe |
Ước tính thiệt hại vật chất |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
Báo cáo chi tiết nguyên nhân, diễn biến, hậu quả và quá trình khắc phục từng sự cố: …………………………………………………………………………………...
3. Tình hình thanh tra, kiểm tra năm …..
- Tổng số vụ kiểm tra: ………………………………………………….
- Số vụ vi phạm: ………………………………………………….
- Các hành vi vi phạm thường gặp: …………………………………
- Tổng giá trị hàng hóa vi phạm:……………………………………..
- Tổng số tiền xử phạt:……………………………………………….
Danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm
STT |
Tên tổ chức, cá nhân |
Mã số đăng ký DN/HTX/HKD |
Hành vi vi phạm |
Xử lý vi phạm |
1 |
|
|
1. |
|
2. |
|
|||
n. |
|
|||
2 |
|
|
1. |
|
2. |
|
|||
n. |
|
|||
n. |
|
|
|
|
III. Đề xuất, kiến nghị
………………………………………………….
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
Phụ lục 6
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY, NỘI DUNG KẾ HOẠCH, BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương)
I. HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH, BIỆN PHÁP
1. Kỹ thuật trình bày
a) Khổ giấy
Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được trình bày trên giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm).
b) Kiểu trình bày
Kế hoạch, Biện pháp được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4.
c) Định lề
- Lề trên: Canh lề trên từ 20 - 25 mm;
- Lề dưới: Canh lề dưới từ 20 mm;
- Lề trái: Canh lề trái từ 30 - 35 mm;
- Lề phải: Canh lề phải 20 mm;
- Phần Header: Bên trái ghi tên đơn vị, bên phải ghi Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
- Phần Footer: Dùng Insert Page number, canh giữa dòng (ví dụ: Trang 2/7)
d) Phông chữ
- Dùng bộ font Unicode, tên font Time New Roman, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng của trình soạn thảo Microsoft.
- Mật độ bình thường không nén hoặc dãn khoảng cách giữa các chữ: Paragraph (Before: 6pt; After: 0pt; Line: single).
2. Cách trình bày nội dung Kế hoạch, Biện pháp
- Nội dung Kế hoạch, Biện pháp phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, không lạm dụng các chữ viết tắt, các từ tiếng Anh thông dụng. Không viết tắt những cụm từ dài hoặc cụm từ ít xuất hiện trong nội dung Kế hoạch, Biện pháp. Trong Kế hoạch, Biện pháp nếu có các thuật ngữ hoặc từ viết tắt thì phải có giải thích từ ngữ.
- Các tiểu mục được định dạng tự động, nhiều nhất gồm bốn chữ số. Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục. Ví dụ: Nếu có tiểu mục 2.1.1 thì phải có 2.1.2;
- Hình vẽ, bản vẽ biểu mẫu trong Kế hoạch, Biện pháp phải có chú thích hình, đánh số thứ tự. Hình ảnh phải rõ không được nén, kéo dãn quá quy định. Ví dụ: Hình 3.2: hình thứ 2 trong phần hoặc phần 3;
- Bìa Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đóng bìa cứng màu xanh và chữ nhũ vàng (sau khi đã chỉnh sửa theo các ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định). Gáy của cuốn Kế hoạch ghi tên của đơn vị và năm thực hiện;
- Bìa lót: Tương tự như trang bìa, in giấy thường, có chữ ký của đại diện chủ đầu tư ghi rõ họ tên và đóng dấu;
- Mục lục: Làm mục lục tự động trong Word;
- Danh mục các bảng biểu;
- Bản đồ vị trí khu đất đặt cơ sở sản xuất: In màu trên khổ giấy A3;
- Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất): In màu trên khổ giấy A3;
- Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hóa chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, thiết bị chứa trung gian: In trên khổ giấy A3;
- Phụ lục (nếu có): Được trình bày trên các trang giấy riêng. Từ “Phụ lục” và số thứ tự của phụ lục (trường hợp có từ 2 phụ lục trở lên) được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm. Tiêu đề (tên) của phụ lục được trình bày canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
TÊN ĐƠN VỊ……….( Times New Roman Bold size 16) Năm ...... |
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) (Times New Roman (Bold, size 15) TÊN ĐƠN VỊ ... (Times New Roman (Bold, size 16) -----¯-----
KẾ HOẠCH/BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT CỦA . . . (Times New Roman Bold, size 20, chữ đứng) Địa chỉ (Dự án, cơ sở hóa chất):..........................................
Tên địa danh . . . . tháng . . . năm . . . (Times New Roman 14, chữ đứng, đậm) |
|
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) (Times New Roman (Bold, size 15) TÊN ĐƠN VỊ ... (Times New Roman (Bold, size 16) -----¯-----
KẾ HOẠCH/BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT CỦA . . . (Times New Roman Bold, size 20, chữ đứng, đậm) Địa chỉ (Dự án, cơ sở hóa chất):.......................................
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ (đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Tên địa danh . . . . tháng . . . năm . . . (Times New Roman 14, chữ in hoa đậm) |
NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất.
2. Tính cần thiết phải lập Kế hoạch.
3. Các căn cứ pháp lý lập Kế hoạch.
Chương 1
THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN/CƠ SỞ HÓA CHẤT
1. Thông tin về quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.
2. Các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ trợ và các công trình khác, danh mục thiết bị sản xuất chính.
3. Công nghệ sản xuất, thuyết minh chi tiết các công đoạn sản xuất, sử dụng, vận chuyển, lưu trữ hóa chất.
4. Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, phân loại, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.
5. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm:
- Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;
- Tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo (trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành);
- Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện;
- Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án, cơ sở hóa chất.
6. Mô tả điều kiện địa hình, khí hậu, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước khu vực xung quanh vị trí thực hiện dự án, cơ sở hóa chất.
7. Bản danh sách các công trình công nghiệp, quân sự, khu dân cư, hành chính, thương mại, các công trình tôn giáo, các khu vực nhạy cảm về môi trường trong phạm vi 1000 m bao quanh vị trí dự án, cơ sở hóa chất.
Chương 2
DỰ BÁO NGUY CƠ, TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Dự báo điểm nguy cơ
Lập danh sách các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực.
2. Dự báo các tình huống
Dự báo tình huống sự cố điển hình có thể xảy ra tại các điểm nguy cơ đã nêu, ước lượng về hậu quả tiếp theo, phạm vi tác động, mức độ tác động đến người và môi trường xung quanh khi sự cố không được kiểm soát, ngăn chặn (việc xác định hậu quả phải dựa trên mức độ hoạt động lớn nhất của thiết bị sản xuất hoặc lưu trữ hóa chất nguy hiểm trong điều kiện khắc nghiệt nhất).
Chương 3
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA
1. Các biện pháp về quản lý
- Nội quy, quy trình, cảnh báo, giám sát.
- Huấn luyện an toàn hóa chất.
- Kế hoạch kiểm định, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị công nghệ.
2. Giải pháp về kỹ thuật
Các giải pháp phòng ngừa, liên quan đến công nghệ, thiết kế, trang thiết bị phục vụ sản xuất.
3. Kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố; Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát.
Chương 4
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Kế hoạch ứng phó đối với các tình huống đã dự báo.
2. Kế hoạch phối hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài tham gia ứng phó sự cố hóa chất.
3. Kế hoạch sơ tán người và tài sản.
Chương 5
NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Năng lực quản lý
Hệ thống tổ chức, điều hành ứng phó sự cố.
2. Nhân lực của cơ sở hóa chất
- Yêu cầu tối thiểu đối với các vị trí làm việc liên quan đến hóa chất và lực lượng ứng phó.
- Kế hoạch huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố hóa chất đối với các kịch bản đã nêu trên.
3. Năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Danh sách hiện có về trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố, trang bị bảo hộ cho người lao động và lực lượng tham gia ứng cứu cơ sở phù hợp với các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở, dự án.
- Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.
- Kế hoạch thay thế, sửa chữa, bổ sung các thiết bị nêu trên.
Chương 6
PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ HÓA CHẤT
Nội dung của phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất bao gồm:
1. Giải pháp kỹ thuật khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
2. Phương án bồi thường thiệt hại do sự cố hóa chất gây ra.
KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
1. Những kiến nghị của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.
2. Cam kết của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.
PHỤ LỤC CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO
1. Giấy chứng nhận đầu tư của dự án hoặc Giấy chứng nhận đăng ký của cơ sở hóa chất.
2. Sơ đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).
3. Sơ đồ tổng mặt bằng của dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).
4. Sơ đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng dự án, cơ sở và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất) (khổ giấy A3 trở lên).
5. Sơ đồ thoát hiểm khi xảy ra sự cố hóa chất.
6. Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến nội dung của kế hoạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo (nếu có): Bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản./.
III. NỘI DUNG XÂY DỰNG BIỆN PHÁP
MỞ ĐẦU
- Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất
2. Tính cần thiết phải lập Biện pháp.
3. Các căn cứ pháp lý lập Biện pháp.
Chương 1
THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG
DỰ ÁN/CƠ SỞ HÓA CHẤT
1. Quy mô đầu tư, sản xuất, kinh doanh: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.
2. Công nghệ sản xuất, thuyết minh chi tiết các công đoạn sản xuất, sử dụng, vận chuyển, lưu trữ hóa chất.
3. Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.
4. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm:
- Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;
- Tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo (trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành);
- Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện;
- Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án, cơ sở hóa chất.
Chương 2
DỰ BÁO NGUY CƠ, TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ
VÀ BIỆN PHÁP PHÓNG NGỪA SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Dự báo các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực. Dự báo các tình huống xảy ra sự cố.
2. Các biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố.
3. Kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát.
Chương 3
BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Nhân lực quản lý hóa chất, hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp ứng phó sự cố.
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng phó sự cố
- Danh sách hiện có về trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố, trang bị bảo hộ cho người lao động và lực lượng tham gia ứng cứu cơ sở phù hợp với các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở, dự án.
- Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.
3. Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong và bên ngoài ứng phó đối với các tình huống đã dự báo.
4. Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
5. Các hoạt động khác nhằm ứng phó sự cố hóa chất.
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
1. Giấy chứng nhận đầu tư của dự án hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ sở hóa chất.
2. Sơ đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).
3. Sơ đồ tổng mặt bằng của dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).
4. Sơ đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng dự án, cơ sở và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất) (khổ giấy A3 trở lên).
5. Sơ đồ thoát hiểm.
6. Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến nội dung của kế hoạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Liệt kê các tài liệu tham khảo (nếu có): Bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản./.
Phụ lục 7
HƯỚNG DẪN CHUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI HÓA CHẤT
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương)
_______________________________
Phần 1
NGUY HẠI VẬT CHẤT
Bảng 1. Phân loại hoá chất theo nguy hại vật chất
Phân loại |
Đặc tính nguy hiểm |
Phân cấp |
||||||
1.Chất nổ |
Dễ nổ, dễ cháy |
Chất nổ không bền |
Cấp 1.1 |
Cấp 1.2 |
Cấp 1.3 |
Cấp 1.4 |
Cấp 1.5 |
Cấp 1.6 |
2.Khí dễ cháy |
Dễ cháy |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Khí tự cháy |
Cấp A |
Cấp B |
|
|
3.Sol khí dễ cháy |
Dễ cháy |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
|
|
|
|
4.Khí oxy hoá |
Dễ cháy, oxy hóa mạnh |
Cấp 1 |
|
|
|
|
|
|
5.Khí chịu áp suất |
Dễ nổ, dễ cháy |
Khí nén |
Khí hoá lỏng |
Khí hoá lỏng đông lạnh |
Khí hoà tan |
|
|
|
6.Chất lỏng dễ cháy |
Dễ cháy |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
|
|
|
7.Chất rắn dễ cháy |
Dễ cháy |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|
|
|
|
|
8.Chất và hỗn hợp tự phản ứng |
Dễ nổ, dễ cháy |
Kiểu A |
Kiểu B |
Kiểu C&D |
Kiểu E&F |
Kiểu G |
|
|
9.Chất lỏng tự cháy |
Dễ cháy |
Cấp 1 |
|
|
|
|
|
|
10.Chất rắn tự cháy |
Dễ cháy |
Cấp 1 |
|
|
|
|
|
|
11.Chất và hỗn hợp tự phát nhiệt |
Dễ cháy |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|
|
|
|
|
12.Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy |
Dễ cháy |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
|
|
|
|
13.Chất lỏng oxy hoá |
Dễ nổ, dễ cháy, oxy hóa mạnh |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
|
|
|
|
14.Chất rắn oxy hoá |
Dễ nổ, dễ cháy, oxy hóa mạnh |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
|
|
|
|
15.Peroxyt hữu cơ |
Dễ nổ, dễ cháy |
Kiểu A |
Kiểu B |
Kiểu C&D |
Kiểu E&F |
Kiểu G |
|
|
16.Ăn mòn kim loại |
Ăn mòn mạnh |
Cấp 1 |
|
|
|
|
|
|
I. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CHẤT NỔ
Dựa trên nguy cơ của các hóa chất không thuộc loại chất nổ không bền, chúng được phân vào một trong sáu loại sau:
1. Cấp 1.1: Các chất, hỗn hợp chất có nguy cơ nổ khối. Nổ khối là một quá trình nổ ngay lập tức và tác động lên toàn bộ thành phần khối chất nổ.
2. Cấp 1.2: Các chất, hỗn hợp chất có nguy cơ bắn, nổ riêng lẻ nhưng không có nguy cơ nổ khối.
3. Cấp 1.3: Các chất, hỗn hợp chất có nguy cơ cháy và gây nổ nhỏ hoặc bắn ra yếu hoặc cả hai nhưng không có nguy cơ nổ khối, việc cháy làm tăng đáng kể bức xạ nhiệt hoặc cháy liên tiếp tạo ra tiếng nổ nhỏ hoặc bắn ra hoặc cả hai.
4. Cấp 1.4: Các chất, hỗn hợp có nguy cơ nổ thấp trong trường hợp bắt cháy. Việc cháy nổ chỉ trong giới hạn bao gói và không bắn ra các mảnh với kích cỡ lớn hoặc ngoài phạm vi đã dự đoán. Sự cháy bên ngoài không gây nổ ngay lập tức toàn bộ thành phần khối chất nổ.
5. Cấp 1.5: Các chất và hỗn hợp chất không nhạy có nguy cơ nổ khối; có rất ít khả năng phát cháy nổ hoặc chuyển từ cháy sang nổ dưới các điều kiện thông thường.
6. Cấp 1.6: Các chất và hỗn hợp chất không nhạy, không có nguy cơ nổ khối, không có khả năng khơi mào hay bắt cháy nổ.
Các chất nổ được phân loại vào một trong sáu cấp từ 1 đến 6 nêu trên căn cứ theo Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn thực hiện theo bảng sau:
Bảng 2. Tiêu chí đối với chất nổ
Chủng loại |
Tiêu chí |
Chất nổ không bền hay chất nổ Cấp 1.1 đến 1.6 |
Đối với chất nổ Cấp 1.1 đến 1.6, các nội dung sau cần phải được tiến hành: - Tính nổ: theo loại thử nghiệm UN2 (phần 12. Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chí theo Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm). Chất được sản xuất để làm chất nổ không là đối tượng loại thử nghiệm UN2. - Tính nhạy: theo loại thử nghiệm UN3 (phần 13. Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chí theo Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm) - Độ bền nhiệt: theo thử nghiệm UN3 (c) (tiểu mục 13.6.1 Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chí theo Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm) Để phân loại đúng nhóm thuốc nổ các thử nghiệm sâu hơn là cần thiết. |
Ghi chú:
Chất nổ không bền là những chất nổ không bền nhiệt hoặc quá nhạy đối với vận chuyển và sử dụng thông thường. Phòng ngừa đặc biệt là hết sức cần thiết. Chất nổ không bền bao gồm các chất, hỗn hợp chất được sản xuất nhằm tạo ra hiệu ứng nổ hoặc pháo hoa:
- Chất hay hỗn hợp chất nổ đã được đóng gói có thể được phân loại từ 1.1 đến 1.6 và với mục đích quản lý, tiếp tục được chia nhỏ thành các nhóm tương thích từ A đến S để phân biệt yêu cầu kỹ thuật theo Những quy tắc mẫu tại Chương 2.1, Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm;
- Một số chất và hỗn hợp chất nổ được làm ướt bằng nước hoặc rượu hay pha loãng với các chất khác để làm giảm tính nổ của chúng. Chất nổ khử nhạy có thể được quản lý khác với các chất và hỗn hợp nổ khác cho những mục đích khác (như trong vận chuyển);
- Đối với các thử nghiệm phân loại chất hay hỗn hợp rắn, thử nghiệm phải được tiến hành với chính hỗn hợp và chất cần phân loại. Ví dụ: hóa chất cần phải tiến hành thử nghiệm lại nếu chúng được cung cấp hay vận chuyển ở trạng thái khác.
Bảng 3. Các yếu tố nhãn cho chất nổ
|
Chất nổ không bền |
Cấp 1.1 |
Cấp 1.2 |
Cấp 1.3 |
Cấp 1.4 |
Cấp 1.5 |
Cấp 1.6 |